Thursday, October 25, 2018
KINH PHẠM VÕNG
BỒ TÁT TÂM
2
PHẠT LỊCH 2512
THIỆN HẠNH
Dịch - Biên soạn - Chú thích
3
4
LỜI ĐẦU SÁCH
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát
Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới.
Trong thời gian khá lâu, hướng dẫn cho nhiều
lớp, tôi đã cố gắng Việt dịch - Biên soạn - Chú thích
và tập thành đầu sách mang tựa đề:
KINH PHẠM VÕNG
BỒ TÁT TÂM ĐỊA GIỚI
Chắc chắn còn nhiều thiếu sót, văn cú còn thô
lậu, ý tứ khuy khuyết, sai thù.
Kính mong được sự hoan hỷ góp ý.
Tỷ kheo THÍCH THIỆN HẠNH
5
A. NGHI TỤNG GIỚI
6
BỒ TÁT PHẠM VÕNG
I- Sơ lược về giáo nghĩa của Tiểu thừa luật và
Đại thừa luật.
1. Giáo nghĩa Tiểu thừa luật.
a. Khái quát về nội dung giáo nghĩa Tiểu
thừa luật bộ.
Luật bộ lấy luật tạng làm sở y, nên gọi là luật
bộ. Lúc Phật còn tại thế, nhân vì có những sự kiện
xảy đến mà đức Phật chế định giới, để tùy cơ giáo
hóa. Sau khi Phật nhập Niết bàn, Ưu Ba Ly kiết tập
luật tạng. Sau đó 100 năm, luật lần lượt được phân
thành nhiều bộ. Các luật bộ được truyền đến Trung
Quốc gồm 4 bộ:
1: Tát bà đa bộ, tức Thập tụng luật.
2: Đàm vô đức bộ, tức Tứ phần luật.
3: Ma ha tăng kỳ bộ, tức Tăng kỳ luật.
4: Di sa tắc bộ, tức Ngũ phần luật.
Giáo nghĩa của giới luật không ngoài “chỉ ác”
và “tu thiện”. hoặc gọi là “chỉ trì” và “tác trì”.
7
“Chỉ trì” là “Chỉ ác”, “Tác trì” là “Tu thiện”.
“Chỉ trì” lại chia ra có Tăng và Ni 2 giới. Chỉ trì và
tác trì bao gồm hết thảy giới luật kể trên, như:
- Tứ phần luật (Đàm vô đức): chia làm 4 bộ
phận:
. Phần đầu, nói về giới pháp của Tỷ kheo.
. Phần thứ 2, nói về giới pháp của Tỷ kheo ni.
Hai phần này thuộc “Chỉ trì”
. Hai phần tiếp theo nói về pháp an cư, tự tứ…
gồm 20 thiên (20 kiền độ). Hai phần này thuộc về
“Tác trì”.
Nên trong:
* “Tứ phần luật hành sự sao” (3 cuốn) nói về
pháp hành trì giới luật của Tăng Ni hằng ngày thì,
quyển thượng và hạ là “Chỉ trì”; quyển trung là “Tác
trì”.
* “Tứ phần luật yết ma sớ” (4 cuốn) thì giải
thích về nghi thức: tác pháp, thọ giới, kiết giới… là
thuộc về “Tác trì”.
* “Tứ phần giới luật bổn sớ” (4 cuốn) giải thích
bản thể của giới thuộc về “Chỉ trì”
8
* “Tỷ kheo ni sao” (3 cuốn) giải thích về chỉ trì
và tác trì.
- Ngũ phần luật (Di sa tắc bộ): chia làm 5 phần:
. Phần 1: nói về giới pháp của Tăng
. Phần 2: nói về giới pháp của Ni thuộc chỉ
trì
. Phần 3,4,5: nói về thọ giới, bố tát…thuộc tác
trì.
- Tăng kỳ luật: chia làm 2 bộ
. Nửa bộ đầu: giới pháp Tăng
. Nửa bộ sau: giới pháp Ni
- Thập tụng luật: chia thành
. Tụng 1-3: nói về giới pháp Tăng là chỉ trì
. Tụng 4: nói về 7 pháp
. Tụng 5: nói về 8 pháp
. Tụng 6: nói về tạp tụng
. Tụng 7: nói về luật Ni là chỉ trì
.Tụng 8-10: tăng nhất pháp, Ưu Ba Ly vấn pháp
là chỉ trì và tác trì
b. Tiểu thừa 5 thiên 7 tụ
9
chỉ trì
tác trì
5 thiên (căn cứ chỗ
nặng nhẹ của tội quả)
7 tụ (loại tụ căn cứ vào tội
tánh và nguyên nhân của tội
Thâu lan giá….. 3
Ba dật đề …... 4
Ác tác ….. 6
Ác thuyết …... 7
3. Thâu lan giá
4. Ba dật đề
5. Đột cát la: 107
1. Ba la di:…... 4 giới ……… Ba la di …… 1
2. Tăng tàn:…. 13 giới ……… Tăng tàn .…… 2
3. Ba dật đề:… 122 giới ………
4. Đề xá ni:…. 4 giới ……… Đề xá ni ……. 5
5. Đột cát la:… 107 giới ………
1. Ba la di: 4 1. Ba la di: 4 1. Ba la di
2. Tăng tàn: 13 2. Tăng tàn: 13 2. Tăng tàn
3. Bất định: 2
4. Ni tát kỳ: 30 3. Ba dật đề: 122
5. Ba dật đề: 90
6. Đề xá ni: 4 4. Đề xá ni: 4 5. Đề xá ni
7. Chúng học pháp:100 6.Ác tác
8. Diệt tránh: 7 7.Ác thuyết
2. Giáo nghĩa của Đại thừa luật
Khái quát về nội dung của kinh Phạm võng Bồ
tát giới:
10
a/ Phạm võng: Tràng lưới của Đại Phạm Thiên
vương. Tràng lưới này, các mắt lưới được kết bằng
các loại ngọc quí, khác nhau và ánh hiện lẫn nhau;
treo trước cung điện của Đại Phạm Thiên vương.
(rèm châu 3.000 hạt)
Từ trên cung trời Sắc Cứu cánh (cõi thứ 18
trong 25 cõi trời thuộc Sắc giới) của Đại Phạm
Thiên vương, đức Thích Ca nhìn rèm lưới ấy và bảo
thính chúng rằng, thế giới cũng như vậy, các pháp
môn tu tập cũng như vậy. Rất nhiều và khác nhau,
nhưng một mà là tất cả, tất cả chỉ là một, tương tức
tương nhập. (sẽ nói thêm về kinh Phạm võng sau)
b/ Bồ tát giới: Có tất cả là 4 bản: 1 bản của
kinh Phạm võng, do La Thập dịch; bản 2 và 3 của
Luận du già, do Đàm Vô Sấm và Huyền Trang dịch
khác nhau; bản thứ 4 của Bồ tát Ưu bà tắc giới kinh,
do Đàm Vô Sấm dịch.
Bồ tát tâm địa giới: Tâm tức là 30 tâm gồm 10
tâm trưởng dưỡng; 10 tâm phát thú; 10 tâm kim
cang. Địa tức là 10 địa. Giới là 10 giới trọng và 48
11
giới khinh. Tất cả toàn là những pháp môn tu tập,
giống như rèm lưới của vua Đại Phạm Thiên.
II. Nghi thuyết giới Bồ tát - Tâm, Địa, Giới
Nghi tụng Bồ tát giới này do ngài Hoàng Tán
giải, trong bộ Phạm võng lược sớ, nhưng không rõ
ai soạn. Nghi này có tất cả là 5 đoạn: Sẽ được dịch
và chú thích dưới đây:
Đoạn 1: Tựa mở đầu
Các Đại đức, hãy chấp tay hết lòng lắng nghe,
tôi nay sẽ nói lời tựa đại giới kinh của chư Phật. Đại
chúng nay đã vân tập, hãy yên lặng lắng nghe. Ai tự
biết mình có tội thì nên sám hối. Sám hối sẽ được an
lạc, không sám hối thì tội càng nặng thêm. Ai không
có tội thì mặc nhiên im lặng. Qua sự im lặng này mà
biết đại chúng thanh tịnh.
Các Đại đức, ai nấy phải lắng nghe. Sau khi Thế
Tôn diệt độ, trong thời Tượng pháp, hãy nên trân
trọng tôn kính Ba la đề mộc xoa. Ba la đề mộc xoa
chính là giới pháp này. Người trì giới như ở chỗ tối
12
gặp được ánh sáng, như người nghèo được của báu,
như người bệnh được lành, như người tù được ra
khỏi ngục thất, như người đi xa được trở về. Nên
biết rằng, giới pháp này chính là đại sư của đại
chúng, cũng như Thế Tôn đang trụ thế không khác.
Nếu tâm không biết sợ tội lỗi, thì căn lành khó
sanh. Bởi thế, khế kinh dạy:“Chớ khinh lỗi nhỏ mà
cho là vô hại, giọt nước bé kia chảy mãi đầy hồ”.
Tạo tội sát na đọa Vô gián ngục. Một phen mất thân
vạn kiếp khó kiếm. Trai tráng không dừng, như ngựa
chạy mau, mạng người vô thường, nhanh hơn thác
đổ. Ngày nay còn đó, sáng mai mất rồi.
Bởi thế cho nên, đại chúng ai nấy, hết lòng thực
tập, chớ nên lười biếng. Nỗ lực cần cầu, không nên
giải đải, ngủ nghỉ buông lung. Đêm đêm nhiếp tâm
nhớ tưởng Tam bảo, chớ để đời mình luống qua oan
uổng, lãng phí công phu một cách vô ích, mai sau ân
hận thì quá muộn.
Đại chúng ai nấy, nhất tâm kính cẩn, nương vào
giới pháp, như pháp thực tập học hỏi.
13
Tượng pháp: Mỗi đức Phật ra đời, lấy Phật làm
gốc và lập 3 thời kỳ: Chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp.
- Kinh Tạp A hàm, chỉ nói có 2 thời: Chánh và tượng
pháp.
- Kinh Đại bi, nói chỉ có một thời: Chánh pháp.
a. Chánh pháp: Chứng đắc, thời kỳ này tuy Phật đã
diệt độ, nhưng pháp nghi và hành nghi chưa hề cải đổi, vẫn
còn nguyên vẹn như thời Phật còn tại thế. Có Giáo (lời Phật
dạy, giáo lý), có Hành (thực hành giáo lý), có Chứng đắc
(chứng quả).
b. Tượng pháp: Tượng: tương tợ. Việc hành đạo và
truyền đạo không còn nguyên vẹn như xưa. Càng lâu sau
càng trái bậy pháp nghi, pháp hành chân chánh, không được
hành trì nghiêm mật. Do đó mà không được chứng đắc, chỉ
có giáo, có hành tương tợ chân chính.
c. Mạt pháp: Mạt là trái (vi). Thời kỳ trái ngược với
chánh pháp, chỉ có giáo mà không có hành, không có chứng
đắc.
Về thời kỳ thọ mạng chánh pháp. Phật Niết bàn 1000
năm, chánh pháp lấy giáo, hạnh, chứng làm thể của chánh
pháp trú trong ba đời gọi là thọ mạng chánh pháp, thì có
nhiều thuyết:
. Kinh Đại bi: nói duy nhất chỉ có mạt pháp: 10.000
năm.
14
. Các kinh, luật, luận khác nói về chánh pháp và tượng
pháp không giống nhau; đại khái có 4 loại:
* Kinh Đại bi: Chánh pháp 1.000 năm, tượng pháp
1.000 năm, mạt pháp 10.000 năm.
- Tạp A hàm: Chánh pháp 1.000 năm.
- Thiện Kiến luật: Chánh pháp 1.000 năm, tượng pháp
1.000 năm.
* Kinh Đại thừa tam tụ sám hối: Chánh pháp 500 năm,
tượng pháp 500 năm.
* Kinh Bi hoa: Chánh pháp 1.000 năm, tượng pháp 500
năm.
* Kinh Đại tập nguyệt tạng, kinh Hiền kiếp, kinh Ma da:
Chánh pháp 500 năm, tượng pháp 1.000 năm.
Các bậc hiền đức xưa nay thường dùng thuyết:
Chánh pháp 500 năm
Tượng pháp 1.000 năm
Mạt pháp 10.000 năm
Ba la đề mộc xoa:(Pratimoksha) dịch là biệt giải
thoát, bảo giải thoát, biệt giải thoát luật nghi. Có nghĩa là luật
nghi có khả năng đưa hành giả thoát khỏi những đối tượng cá
biệt của nghiệp đạo, để rồi ung dung vượt thoát sanh tử.
Đoạn 2: Qui kính tam bảo - khuyên hộ trì
giới
Kính lạy đức Tỳ Lô
15
Mười phương Phật kim cang
Và Di Lặc luận chủ
Đấng chánh giác tương lai
Nay nói ba tụ giới
Chúng Bồ tát cùng nghe
Giới như đèn tỏa sáng
Phá bóng tối đêm dài
Giới như tấm gương báu
Chiếu rõ vật khắp nơi
Giới như ngọc ma ni
Như mưa báu cứu nghèo
Thoát khổ chóng thành Phật
Giới pháp là tối thượng
Thế nên các Bồ tát
Hãy siêng hộ trì giới.
_____________________________
Đây là bài kệ qui kính, gồm 16 câu, lấy ra từ “Bồ tát
giới du già” do Đàm Vô Sấm dịch; có nội dung qui kính Tam
bảo và khuyên hộ trì giới pháp.
Lô xá na: Tỳ lô xá na, Tỳ lô giá na là chuyển
ngữ từ Phạn âm (Vairocanabuddha).
Vairocana, Hán dịch có 5 nghĩa:
16
- Biến nhất thiết xứ: Đức Phật có mặt khắp mọi nơi,
không gian và thời gian.
- Tịnh mãn: Hoàn toàn thanh tịnh, viên mãn.
- Quảng bác nghiêm tịnh: Sự trang nghiêm thanh tịnh
khắp mọi nơi.
- Quang minh biến chiếu: Ánh sáng soi chiếu khắp mọi
không gian và thời gian.
- Đại nhật: Mặt trời lớn, tỏa ánh sáng khắp nơi.
Như vậy, Vairocanabuddha hay Tỳ lô xá na Phật là đức
Phật có mặt khắp mọi nơi, đức Phật nghiêm tịnh, đức Phật
mặt trời vĩ đại.
Đức Phật này hiện tọa tại tòa sư tử rực sáng của thế giới
Liên hoa đài tạng, là một thế giới mà theo lời Bồ tát Phổ
Hiền, trong kinh Hoa nghiêm, có một thế giới trang nghiêm
thanh tịnh rực sáng, do đức Phật Lô xá na tạo nên bởi vô số
đại nguyện và công hạnh tu tập trải qua vô số kiếp và thân
cận với vô số đức Phật mà hình thành. Hiện nay ngài là giáo
chủ.
Các đức Phật trong 10 phương, đều nhập kim
cang đại định để đoạn trừ vô minh vi tế cuối cùng mà thành
chánh giác. Ở địa vị này, các Bồ tát chứng bất động, bất đọa,
bất thối, bất tán, tức các Bồ tát sau kim cang đạo.
Kim cang đạo hậu tâm (định lực tối hậu, Bồ tát
vị ở sát na cuối)
17
Luận chủ, tức luận chủ của luận Du già, là đức
Bồ tát Di Lặc. Do Vô Trước thỉnh thuyết luận Du già ở Trung
Ấn Độ.
Ba tụ tịnh giới: Nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện
pháp giới, nhiêu ích hữu tình giới. (Giữ gìn các cấm giới, làm
các việc thiện, độ hết thảy chúng sanh).
Đoạn 3: Sách tấn tu hành
Các Đại đức, mùa xuân có bốn tháng làm một
mùa. Nửa tháng đã qua (hoặc một tháng, một tháng
rưỡi, hai tháng, hai tháng rưỡi, ba tháng, ba tháng
rưỡi, bốn tháng đã qua).
Thiếu một đêm, thừa một đêm, còn ba tháng
rưỡi (hoặc còn ba tháng, còn hai tháng rưỡi, còn hai
tháng, còn một tháng rưỡi, còn một tháng, còn nửa
tháng).
Sự già nua gần kề, Phật pháp sắp ẩn. Các Tỷ
kheo Bồ tát, vì muốn thành tựu đạo nghiệp, nên nhất
tâm cần cầu tinh tấn. Sở dĩ vì sao? Vì chư Phật đã
nhất tâm cần cầu tinh tấn mà thành tựu Vô thượng
Chánh giác, huống nữa là nhiều pháp lành khác (37
phẩm trợ đạo).
Nhân lúc đang khỏe mạnh, các Đại đức phải nỗ
lực siêng năng thực tập các pháp lành mới phải. Tại
18
sao không gấp rút cần cầu đạo lực mà lại chần chờ
già nua thì mong gì có thú vui an lạc?
Ngày nay đã qua
Mạng sống giảm dần
Như cá cạn nước
Đâu có vui gì!
Âm lịch: Trăng bắt đầu có, là đầu tháng từ 1-15; trăng
đã tối, trăng đã tối hẳn cuối tháng từ 15-30.
Ấn Độ: Trăng bắt đầu tàn, là đầu tháng, tức đêm 16
mỗi tháng, trăng bắt đầu sáng là cuối tháng, tức đêm Rằm.
Ấn Độ, 12 tháng chia làm 3 mùa:
16/12 - 15/4 là mùa Xuân.
16/04 - 15/8 là mùa Hạ.
16/08 - 15/12 là mùa Đông.
Lễ Bố tát tụng giới của chư Tăng cứ nửa tháng một kỳ
vào ban ngày. Vậy đối với nửa tháng trước, thì thiếu một
đêm; đối với nửa tháng sau thì thừa một đêm.
Nửa tháng đã qua:
- Hết tháng 12 là nửa tháng đã qua, còn lại ba tháng
rưỡi.
- Hết 15/1 là một tháng đã qua, còn lại ba tháng.
- Hết tháng Giêng là một tháng rưỡi đã qua, còn lại hai
tháng rưỡi.
19
- Hết 15/2 là hai tháng đã qua, còn lại hai tháng.
- Hết tháng 2 là hai tháng rưỡi đã qua, còn lại một tháng
rưỡi.
- Hết 15/3 là ba tháng đã qua, còn lại một tháng.
- Hết tháng 3 là ba tháng rưỡi đã qua, còn lại nửa tháng.
- Hết 15/4 là bốn tháng đã qua, còn thừa một đêm.
Bài kệ 4 câu này, chép ra từ trong kinh Sơn
diệm, hai câu đầu Phật chỉ thẳng vào vấn đề vô thường, để
sách tấn tu hành; hai câu sau là thí dụ: Lúc bấy giờ ở biển
Nam Hải, sóng nổi dậy, nước tràn ngập khắp nơi; có ba chú
cá lớn theo nước trôi vào và mắc cạn ở một con kênh, chúng
bàn nhau vì bị tai nạn nên cố tìm cách ra khỏi cạn, chúng lội
ngược dòng nước lên, để trở về biển, nhưng lại bị một chiếc
ghe cũng bị mắc cạn, chận ngang dòng, không qua được. Con
cá thứ nhất, cố sức nhảy qua ghe trở về biển cả an toàn; con
thứ hai nương theo ghe cố lách mình theo bờ cỏ mà qua
được, nên cũng được trở về an toàn; con thứ ba không còn
sức lực, nước cũng cạn dần thế mà vẫn còn ngao du tự tại bơi
lội, không hề biết cái chết gần kề. Phật nói 4 câu kệ này để
cảnh tỉnh.
Đoạn 4: Tiền phương tiện
Hỏi - Tăng đã vân tập chưa?
Đáp - Tăng đã vân tập
20
Hỏi - Tăng vân tập có hòa hợp không?
Đáp - Tăng hòa hợp
Hỏi - Tăng vân tập, hòa hợp để làm gì?
Đáp - Thuyết giới Bố tát.
Hỏi - Trong đây, những vị chưa thọ giới Bồ
tát và thọ mà không thanh tịnh, đã ra chưa?
Đáp - Người chưa thọ giới Bồ tát đã ra.
Hỏi - Các vị thọ Bồ tát giới vắng mặt, có
thuyết dục và thanh tịnh không?
Đáp - (Có thì quỳ thưa không thì trả lời):
Trong đây, không có vị thọ Bồ tát giới thuyết dục và
thanh tịnh.
Hỏi - Có ai sai Tỷ kheo ni đến thỉnh giáo thọ
sư không?
Đáp - Không có Tỷ kheo ni đến cầu thỉnh
giáo thọ sư.
(Nếu có thì mời vào. Sau lời tác bạch của Ni, vị
Thượng tọa chủ sự ban lời giáo sắc rằng: Nay đã
thỉnh khắp trong Chúng tăng, nhưng không có ai
đảm nhiệm việc giáo thọ Ni. Tuy nhiên như vậy, các
vị hãy chuyển lời giáo giới của Đại tăng rằng, Tăng
có lời giáo sắc Tỷ kheo ni, hãy tinh cần hành đạo,
cẩn thận chớ buông lung).
Đại chúng nhất tâm lắng nghe
Giữ gìn thân miệng thanh tịnh
21
Tâm an trú trong chánh niệm
Nghe nhiều sanh trí như thật
Đều do giới làm cội nguồn
Giới là kho pháp nhiệm mầu
Là kho trân báu xuất thế
Giới pháp là thuyền bè lớn
Đưa người vượt biển sanh tử
Giới là suối nước trong lành
Gội sạch hết mọi não phiền
Giới là pháp thuật vô úy
Hàng phục chúng ma độc hại
Giới là bạn lành trung thành
Giúp người vượt qua đường hiểm
Giới là cửa ngõ cam lồ
Là chỗ các thánh đi qua
Trì giới tâm không cao ngạo
Chuyên tinh cần không buông lỏng
Không chấp thủ tướng chánh giới
Cũng không có tâm tà niệm
Đây mới là chính tịnh giới
Nhờ đó chư Phật ngợi khen
Trì giới tâm không ăn năn
Nguyện lực nào cũng thành tựu
Giới là thành trì kiên cố
Ngăn cản được giặc phiền não
22
Giới là tướng quân dũng cảm
Đánh tan được chúng ma vương
Giới là viên ngọc như ý
Thường đem châu báu giúp người
Giới là lâu đài quan sát
Để dạo khắp các đại định
Trì tịnh giới là đất đai
Hành thiền định là nhà cửa
Ánh sáng trí tuệ phát sanh
Và tỏa chiếu khắp nơi
Trang nghiêm bằng lực định tuệ
Muôn hạnh lành sẽ nẩy sanh
Và thành tựu quả vị Phật
Đều do giới là cội nguồn
Bởi vậy ai người có trí
Hãy kiên tâm hộ trì giới
Dù tán thân mất mạng sống
Cũng chớ nên có hủy phạm
Chấp hai tay, lòng lắng đọng
Thành kính lễ các Như Lai
Con nay đang tụng giới pháp
Đại chúng đang lắng lòng nghe
Dù chỉ phạm một lỗi nhỏ
Tâm cũng sanh sợ hãi lớn
Ai có tội, nên sám hối
23
Và về sau, không tái phạm
Tâm như ngựa, phi đường xấu
Hung hăng chạy khó điều phục
Lời Phật như những lời răn
Như sợi dây cương ghìm ngựa
Ai thấy rõ và tín thọ
Người ấy như ngựa đã thuần
Không còn sợ hãi lo âu
Nếu không tiếp nhận giáo sắc
Cũng không yêu thương giới pháp
Người ấy như ngựa chưa thuần
Chắc không thoát chốn tử sanh
Nếu người hộ trì giới pháp
Như mao ngưu giữ gìn đuôi
Ngăn giữ tâm đừng buông lung
Như vượn khi được trói buộc
Hãy tinh tấn ngày và đêm
Cầu được trí tuệ như thật
Người như vậy trong Phật pháp
Là bậc sống đời thanh tịnh.
Đây là thủ tục làm việc trước khi tác pháp Yết ma bố tát
tụng giới, kiểm điểm Tăng chúng, chuẩn bị và quyết định cho
việc Bố tát tụng giới có cử hành được hay không. Việc kiểm
24
điểm này rất quan trọng và tiến hành kiểm điểm bằng 5 câu
hỏi, nếu có Ni chúng thì thêm 1 câu hỏi thành 6 câu:
- Câu 1. Tăng đã họp chưa?
- Câu 2. Tăng đã họp có hòa hiệp không?
- Câu 3. Tăng đã họp và hòa hiệp để làm gì?
- Câu 4. Trong đây các vị chưa thọ giới và các vị đã thọ
giới mà không thanh tịnh đã ra chưa?
- Câu 5. Có ai sai Tỷ kheo ni đến thỉnh giáo giới không?
- Câu 6. Có bao nhiêu vị thọ Bồ tát giới không vân tập
mà có nhờ nói lời dự dục và thanh tịnh?
Đối với 6 câu chất vấn Tăng này, vị Tri sự (hoặc Duy
na) phải biết rõ tình trạng của Tăng chúng cùng ở một trú xứ,
để trả lời rõ ràng từng chất vấn một:
- Đáp lời 1. Tăng đã tập.
- Đáp lời 2. Hòa hợp.
- Đáp lời 3. Để Yết ma bố tát.
- Đáp lời 4. Người chưa thọ Bồ tát giới và người thọ mà
không thanh tịnh đã ra. (hoặc trong đây không có người chưa
thọ Bồ tát giới hay thọ mà không thanh tịnh).
- Đáp lời 5. Về câu hỏi này có mấy vấn đề:
a. Nguyên nhân: Phật nói bát kỉnh pháp (bát bất việt, bát bất
khả quá, bát tôn sư):
- Ni dù hạ lớn, cũng phải kính Tăng mới thọ giới.
- Không xỉ mắng Tăng.
- Không nói xấu Tăng.
25
- Phải theo Tăng cầu thọ cụ túc.
- Phạm giới, phải sám hối trước hai bộ Tăng và Ni.
- Mỗi nửa tháng Bố tát, phải đến trước đại Tăng cầu giáo thọ.
- Trú xứ không có Tăng, không được an cư, mãn hạ phải theo
Tăng cầu Tự tứ.
b. Ni cầu giáo thọ là pháp thứ 6 trong bát kỉnh pháp.
c. Vị thủ chúng (hoặc Duy na) bạch:“Ngưỡng bạch Đại đức
tăng, Tỷ kheo ni ở chùa … thanh tịnh hòa hợp, Tăng sai hai Tỷ
kheo … nửa tháng đến đảnh lễ Tỷ kheo tăng cầu thỉnh người giáo
thọ”.
d. Gọi hai Tỷ kheo ni vào.
e. Tỷ kheo ni tăng quỳ thưa: “Ngưỡng bạch Đại đức tăng, Tỷ
kheo ni tự … Tỷ kheo ni tăng thanh tịnh hòa hợp, tăng sai Tỷ kheo
ni … đảnh lễ Tỷ kheo tăng, thỉnh cầu giáo thọ sư. Ngưỡng mong
Đại đức tăng từ mẫn cố, từ mẫn cố, đại từ mẫn cố”(3 lần).
f. Thượng tọa chủ sự, hỏi trong Tăng: Trong chúng có ai đảm
nhận việc giáo thọ Ni không? Nếu không thì Thượng tọa có lời căn
dặn với các Tỷ kheo ni rằng:“Nay đã thỉnh khắp trong Chúng tăng,
nhưng không có ai đảm nhận giáo thọ Ni. Tuy nhiên như vậy, các
vị hãy chuyển lời giáo giới vắn tắt của Đại tăng đến các Tỷ kheo ni
rằng: Tăng giáo sắc cho Tỷ kheo ni tăng, tinh cần hành đạo, cẩn
thận chứ buông lung”.
g. Tỷ kheo ni đáp: Phụng mệnh giáo sắc, y giáo phụng hành.
- Đáp lời 6. Đối với câu hỏi này, hoặc có người vì các
duyên sự như Tam bảo, cha mẹ, tật bệnh … mà không đến
được, thì nên dặn nhờ thầy tri sự hoặc tăng lữ, đến giới
trường, nói giúp ý muốn (của mình) và thanh tịnh. Người
26
nhận gửi dục, quì thưa:“Kính bạch Đại đức tăng, con tên là
… có nhận lời dặn nhờ của Tỷ kheo tăng Bồ tát … vắng mặt
vì lý do.…, nhưng nửa tháng vừa qua, vị ấy không phạm
giới, vị ấy dặn nhờ con bạch lại với Đại đức tăng rằng, đối
với việc Yết ma bố tát tụng giới của Đại đức tăng, vị ấy nói
muốn và thanh tịnh.”
Bố tát: tiếng Phạn là Upovasatha (Obahasa) dịch là
Cận trụ, tức sống gần, có nghĩa là gần gũi đời sống cao
thượng của thánh giả A la hán. Ngày cận trụ của một đệ tử
dọn mình cho thanh tịnh để kiêng cử. Sự kiêng cử ăn uống và
kiêng cử các sự hưởng thụ các dục lạc khác.
Lại nữa, Bố tát dịch là Posadha. Pali dịch là Uposatha.
Phạn cổ điển dịch là Upavasatha. Từ Posadha phát xuất từ
động từ Pus có nghĩa là nuôi lớn, và động từ dha có nghĩa là
đặt để, duy trì. Do đó, Bố tát (Posadha) Hán dịch là trưởng
tịnh hay trưởng dưỡng, có nghĩa là nuôi lớn sự thanh tịnh hay
các thiện pháp.
Tóm lại, Bố tát theo nghĩa rộng, là ngày trai giới để dọn
mình và trưởng tịnh để nuôi lớn thiện pháp; nghĩa hẹp, đó là
ngày định kỳ thuyết giới để duy trì và phát triển sanh mạng
của Tăng trong tinh thần hòa hợp và thanh tịnh.
Trong Hán văn, hai chữ“Chúc thọ”. Chúc là dặn dò,
thọ là gửi gắm. Dặn dò trao gửi ý kiến của mình đến với Đại
đức tăng về ý muốn và sự thanh tịnh của mình trước Tăng
trong giờ Bố tát tụng giới mà mình không đến được.
27
Lời người gửi dục:“Kính bạch đại đức, con Tỷ
kheo… vì … nên không đến Yết ma tụng giới. Nhưng đối với
việc ấy, tôi ưa muốn và thanh tịnh. Kính xin Đại đức bạch lại
với Đại tăng như vậy.
Lời người nhận dục:“Ngưỡng bạch Đại đức tăng, con
tên là … có nhận lời dặn nhờ của Tỷ kheo … vắng mặt vì …
nhưng nửa tháng vừa qua, Tỷ kheo ấy không phạm giới, Tỷ
kheo ấy dặn nhờ con bạch lại với Đại tăng rằng, đối với việc
Yết ma tụng giới, Tỷ kheo ấy nói muốn và thanh tịnh.”
Sau câu chất vấn về thuyết dục và thanh tịnh. Chánh
văn còn có bài tụng gồm 73 câu, nhằm ca ngợi giới pháp và
đề cập công đức người thọ trì Bồ tát giới.
Trong Hán văn “Bí lặc lợi”: “Bí” là dây cương giữ
cho ngựa đi thẳng đường; “Lặc” là cái dàm để chằng ở đầu
và mõm ngựa, buộc ngựa đi thẳng đường không nhìn qua lại;
“Lợi” là công dụng của một vật, điều lợi.
Trong Hán văn “Mao ngưu ái vĩ”. Mao ngưu là bò
rừng, bò Tây Tạng. Một loài trâu hay bò có đuôi rất dài và
đẹp như cây cờ. Chúng ở rừng hoang mạc, yêu mến và giữ
gìn rất kỹ cái đuôi của chúng, như một dụng cụ hộ thân, xua
đuổi ruồi muỗi.
Đoạn 5: Chất vấn sự thanh tịnh của Tăng
28
Thưa các Đại đức, hôm nay là ngày thứ 15
(hoặc 14) thuộc nửa tháng trăng sáng (hoặc trăng
tối). Ngày chư Tăng tiến hành Bố tát tụng giới. Đại
chúng hãy nhất tâm lắng nghe. Ai người có tội, thì
hãy phát lộ sám hối. Ai không có tội, thì hãy im
lặng. Qua sự im lặng này mà biết, trong đại chúng
đều thanh tịnh. Và như vậy, có thể tiến hành thuyết
giới, Bố tát.
Thưa các Đại đức, tôi đã tuyên đọc xong bài tựa
của Bồ tát giới. Ai có tội thì phát lộ sám hối, ai
không có tội thì im lặng. Nay tôi xin hỏi các Đại
đức, trong đây có thanh tịnh không? (3 lần). Thưa
các Đại đức, trong đây thanh tịnh, vì im lặng, xin
ghi nhận như vậy.
Đây là thay lời tác bạch Bố tát tụng giới, bằng sự
chất vấn sự thanh tịnh của Tăng.
Chỉ hỏi trong nửa tháng vừa qua thôi, có ai phạm giới
không? Không có ai phạm giới trong nửa tháng qua, mới có
thể tiến hành tụng giới.
“Thị sự như thị trì”: việc này tôi ghi nhận như vậy.
29
- Chữ tôi ở đây là chỉ lời của người tụng giới, nói đủ cả
câu là “các ngài thanh tịnh cả, vì cái các ngài yên lặng, việc
này tôi ghi nhận như vậy.
- Chữ trì là nắm giữ, tức là nói về sự ghi nhớ trong ký
ức. Trì thì luôn đi theo “thọ trì”, có nghĩa là tiếp nhận và ghi
nhớ. Dịch sát: Việc ấy tôi nắm chắc như vậy, hiểu và nhớ như
vậy.
III. Kinh Phạm võng
1. Giải thích đề kinh:
Nói cho đủ là “Phạm võng kinh Lô xá na Phật,
thuyết Bồ tát Tâm Địa Giới phẩm đệ thập”. (Đức
Phật Lô xá na nói về Tâm Địa Giới của Bồ tát, phẩm
thứ 10 của kinh Phạm võng)
Kinh Phạm võng có 120 cuốn, gồm 61 phẩm,
ngài La Thập chỉ dịch phẩm thứ 10. Nay ta nói kinh
Phạm võng là chỉ nói phẩm ấy.
Bồ tát giới có 4 bản dịch: Bản 1 của kinh
Phạm võng do ngài La Thập dịch. Bản 2 và 3 của
luận Du già, do Đàm Vô Sấm và Huyền Trang dịch
khác nhau. Bản 4 của Ưu bà tắt giới kinh, do Đàm
Vô Sấm dịch.
30
Phạm võng: Tràng lưới của Đại Phạm Thiên
vương. Tràng lưới ấy, các mắt lưới được kết bằng
ngọc quý khác nhau, mà ảnh hiện lẫn nhau. Tràng
lưới này được treo trước cung điện của vua trời
Phạm Thiên.
Từ trên cung trời sắc cứu cánh của Đại phạm
Thiên vương, đức Thích Ca nhìn tràng lưới ấy, rồi
nói mọi thế giới cũng như vậy, nhiều và khác nhau,
nhưng một là tất cả, tất cả là một.
Lô xá na Phật: Đức Phật Tỳ lô xá na (Ma ha
Tỳ lô xá na). Dịch là Đại Nhật Như Lai, là một đức
Như Lai có hào quang chiếu sáng khắp nơi, như ánh
sáng mặt trời vĩ đại. Ngài là vị pháp vương của cõi
Liên hoa đài tạng.
Theo Mật giáo, Đại Nhật Như Lai, bao gồm và
thay thế cho tất cả các đức Như Lai. Đức Thích Ca
Như Lai cũng là một với Đại Nhật Như Lai.
Ngài có 5 loại trí: 1. Trí gồm pháp giới; 2. Trí
thấy rõ chúng sanh trong 9 cõi; 3. Trí thấy chúng
sanh một cách bình đẳng; 4. Trí có thể phán đoán
31
mách bảo mọi sự đúng đắn; 5. Trí có thể thi hành
mọi điều thiện.
Bồ tát tâm địa giới: Tâm là 30 tâm. Địa là 10
địa. Giới là 58 giới tướng trọng, khinh của Bồ tát tu
tập thọ trì và toàn là những pháp môn giống như các
mắt lưới của vua trời Phạm Thiên. (Xem phần giải
thích về tâm và địa ở cuối phần chú thích)
Phẩm đệ thập: Phẩm 10, tức là phẩm Tâm địa
giới Bồ tát của đức Lô xá na nói. Phẩm này có tên là
Pháp môn tâm địa. Phẩm này có hai phần, tức hai
cuốn thượng và hạ:
Nội dung phần một: (Cuốn thượng) Thuyết
minh về Bồ tát tâm địa, tức pháp môn tâm địa: gồm
40 pháp môn là 30 tâm và 10 địa. Do đức Thích Ca
nói bằng cách dẫn thính chúng đến hỏi để đức Tỳ lô
xá na nói.
Nội dung phần hai: (Cuốn hạ) Thuyết minh về
Bồ tát giới, gọi là giới pháp vô tận, gồm 10 giới
trọng và 48 giới khinh, do đức Thích Ca tụng lại
giới tướng mà đức Tỳ lô xá na đã tụng trong khi nói
về Bồ tát tâm địa.
32
Như vậy, phẩm pháp môn tâm địa giới là phẩm
thứ 10 của kinh Phạm võng, nói về 30 tâm, 10 địa và
58 giới tướng tức gồm Bồ tát vị và Bồ tát giới.
2. Sơ lược Dịch giả:
- Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) (344-413)
Diêu Tần: Diêu: Diêu Hưng. Tần: Hậu Tần.
Diêu Hưng là quốc chủ đời hậu Tần.
Cưu Ma La Thập (344-413)
- Phạn: Kumarajiva. Kumara: tên cha. Jiva: tên
mẹ. Kumarajiva là tên ghép cha và mẹ.
- Tàu: dịch âm là Cưu Ma La Thập; dịch nghĩa
Đồng thọ Cưu Ma La Thập. Đồng: Đồng tử: Cưu
Ma La. Thọ là thọ mạng, đời sống; Jiva là Thập.
Vậy Kumarajiva dịch là Cưu Ma La Thập: Đồng
thọ: Đồng tử: Thọ mạng. Ông người nước Khâu tư.
Cha là người Ấn, mẹ là công chúa xứ Diêu Tần.
(Xem kỹ lại ở các sử liệu)
33
B. Tựa kinh Phạm võng
Bồ tát tâm địa phẩm 10
Chia làm 4 đoạn.
Việt dịch đoạn 1
Lúc bấy giờ, đức Phật Tỳ lô xá na, vì đại chúng
mà khai thị một cách tóm tắt chỉ bằng đầu mút sợi
tóc về Pháp môn Tâm Địa, một trong các pháp môn
nhiều vô số kể, như cát của trăm ngàn sông Hằng,
không thể nói hết được. Đó là pháp môn mà các đức
Phật trong quá khứ đã nói, các đức Phật tương lai sẽ
nói và hiện tại các đức Phật đang nói. Các vị Bồ tát
trong ba đời đã học, sẽ học và đang học. Như Lai đã
trải qua trăm kiếp tu tập Pháp môn Tâm Địa này mà
thành Phật, hãy đem pháp môn mà Như Lai đã nói
này, giảng dạy cho hết thảy chúng sanh, để khai mở
tâm tánh chọ họ.
Lúc bấy giờ ở thế giới Liên hoa đài tạng, trên
pháp tòa sư tử Thiên Quang ánh sáng chói rực, đức
Phật Tỳ lô xá na phóng hào quang sáng, khuyến cáo
34
ngàn đức Thích Ca trên ngàn hoa sen rằng, các ngài
hãy đem Phẩm Pháp môn Tâm Địa của Như Lai mà
đi nói lại cho trăm ngàn ức đức Thích Ca khác và
hết thảy chúng sanh. Cứ tuần tự mà truyền nói phẩm
Pháp môn Tâm Địa của Như Lai với lời khuyến cáo
rằng, các người hãy thọ trì đọc tụng và hết lòng hành
trì.
Bấy giờ ngàn đức Thích Ca trên ngàn cánh sen
và ngàn trăm ức đức Thích Ca khác ở thế giới Liên
hoa đài tạng, các ngài đang tọa trên tòa sư tử rực
sáng, khi nghe đức Phật Tỳ lô xá na truyền ra như
vậy, thì đều đứng dậy, ai nấy đều ẩn một bằng cách
toàn thân phóng ra vô số hào quang sáng rực, không
thể nghĩ bàn. Trong hào quang ấy, hóa hiện vô số
đức Phật. Đồng thời đem vô số hoa sen đủ màu sắc
rực rỡ, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, để dâng cúng
đức Phật Tỳ lô xá na và lãnh thọ Pháp môn Tâm Địa
mà ngài đã tuyên thuyết.
Sau khi cúng dường xong, các ngài đều từ thế
giới Liên hoa đài tạng mà ẩn một và đi vào đại định
“Thể tánh hư không hoa quang”, rồi trở về an tọa
35
dưới gốc cây Bồ đề cõi Diêm phù đề, là thế giới
nguyên ủy của mình. Rồi các ngài ra khỏi định Thể
tánh hư không hoa quang, an tọa trên pháp tòa Kim
cang Thiên Quang Vương, tại giảng đường Diệu
Quang. Ở đây đức Phật nói mười thế giới biển cả;
rồi từ đây đức Phật lại đến cung trời Đế Thích nói
mười Trú; đến Diệm Ma thiên nói mười Hạnh; đến
Tứ Thiền nói mười Hồi hướng; đến Hóa Lạc thiên
nói mười Thiền định; đến Tha Hóa thiên nói mười
Địa; đến Sơ Thiền nói mười Kim cang; đến Nhị
Thiền nói mười Nhẫn; đến Tam Thiền nói mười
Nguyện; và tiếp đó đến cung trời Đại Tự Tại thiên
vương thuộc Tứ Thiền, đức Phật nói lại phẩm Pháp
môn Tâm Địa mà đức Phật bản nguyên của chúng ta
là đức Tỳ lô xá na đã tuyên thuyết ở thế giới Liên
hoa đài tạng. Ngoài ra, tất cả ngàn trăm ức đức
Thích Ca khác, cũng làm như vậy, không sai không
khác.
Chú thích
36
Thiên quang sư tử tòa: Phật ví như sư tử. Âm thanh
thuyết pháp của ngài gọi là sư tử hống. Chỗ ngài ngồi gọi là
sư tử tòa.
“Thể tánh hư không hoa quang tam muội”: Thể tánh
hư không là thể tánh vốn không hình tướng, giống như hư
không. Đây chính là bản nguyên tâm địa. Bản nguyên tâm
địa tuy vắng lặng, không hình tướng, nhưng vẫn gồm đủ
hằng sa tánh đức, diệu dụng như hoa và ánh sáng. Tam muội
là chánh định. Thiền định có tên là bông hoa và ánh sáng của
thể tánh thanh tịnh không hình tướng như hư không.
Kim cang thiên quang vương tòa: Tòa này ở gốc Bồ
đề của tịch diệt đạo tràng. Cách 3 dặm về phía đông nam của
đạo tràng này là Diệu quang đường (Cung trời Tứ thiên
vương), là một trong 10 chỗ thuyết pháp. Tại đây, Phật nói về
10 thế giới hải (biển cả thế giới: vi trần thế giới, vô tận hoa
tạng thế giới, Phạm võng thế giới), và tuần tự thuyết giảng 10
chỗ như sau:
1. Tòa kim cang Thiên quang vương - giảng đường Diệu
quang. Ở đây nói về 10 thế giới hải, tức 10 thế giới biển cả,
cũng gọi vi trần thế giới, vô tận hoa tạng thế giới, Phạm võng
thế giới. 10 thế giới hải gồm có.
1. Thế giới hải
2. Chúng sanh hải
3. Thế giới an lập hải
4. Phật hải
37
Nhập thánh thai
Trưởng dưỡng
thánh thai
Xuất thánh thai
5. Ba la mật hải
6. Phật giải thoát hải
7. Phật biến hóa hải
8. Phật diễn thuyết hải
9. Phật danh hiệu hải
10. Phật thọ lượng hải.
2. Tại cung Đế thích nói 10 trú: Là 10 địa vị an trú của
Bồ tát.
1. Phát thú trú
2. Trì địa trú
3. Tu hành trú
4. Sanh quí trú
5. Phương tiện cụ túc trú
6. Chánh tâm trú
7. Bất thối trú
8. Đồng chơn trú
9. Pháp vương tử trú
10. Quán đảnh trú
3. Tại Diệm ma thiên nói 10 hạnh:
1. Hoan hỷ hạnh
2. Nhiêu ích hạnh
3. Vô sân hận hạnh
4. Vô tận hạnh
5. Ly si hoạn hạnh
6. Thiện hiện hạnh
38
7. Vô phược hạnh
8. Tôn trọng hạnh
9. Thiện pháp hạnh
10. Chân thật hạnh
4. Đâu Suất thiên (Đệ tứ thiền của Dục giới), nói 10 hồi
hướng:
1. Cứu hộ nhất thiết chúng sanh ly chúng sanh hồi
hướng
2. Bất hoại hồi hướng
3. Đẳng nhất thiết chư Phật hồi hướng
4. Chí nhất thiết xứ hồi hướng
5. Vô tận công đức tạng hồi hướng
6. Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng
7. Tùy thuận đẳng quán nhất thiết chúng sanh hồi hướng
8. Chân như tướng hồi hướng
9. Vô phược giải thoát hồi hướng
10. Pháp giới vô lượng hồi hướng
5. Tại Hóa lạc thiên nói 10 thiền định: Cũng gọi thập đại
tam muội, cảnh giới thiền định của Bồ tát:
1. Phổ quang tam muội
2. Diệu quang tam muội
3. Thứ đệ biến mãn chư Phật quốc độ tam muội
4. Thanh tịnh thân tâm hành tam muội
5. Trí quá khứ trang nghiêm tạng tam muội
6. Trí quang minh tạng tam muội
39
7. Liễu tri nhất thiết thế giới pháp trang nghiêm tam
muội
8. Chúng sanh sai biệt thân tam muội
9. Pháp giới tự tại tam muội
10. Vô ngại luân tam muội
6. Tại Tha hóa thiên nói 10 địa. 10 địa vị tu chứng của
Bồ tát.
1. Thể tánh Bình đẳng địa
2. Thể tánh Thiện huệ
3. Thể tánh Quang minh
4. Thể tánh Nhĩ diệm
5. Thể tánh Huệ chiếu
6. Thể tánh Hoa quang
7. Thể tánh Mãn túc
8. Thể tánh Phật như
9. Thể tánh Hoa nghiêm
10. Thể tánh Nhập pháp giới
Theo kinh Anh lạc, tức là 10 kim cang tâm.
1. Hoan hỷ
2. Ly cấu
3. Phát quang
4. Diệm huệ
5. Nan thắng
6. Hiện tiền
7. Viễn hành
40
8. Bất động
9. Thiện huệ
10. Pháp vân
7. Tại cõi Sơ thiền, nói 10 kim cang: 10 tấm lòng cứng
rắn như kim cang của Bồ tát:
1. Giác liễu chư pháp tâm
2. Hóa độ chúng sanh tâm
3. Trang nghiêm thế giới tâm
4. Thiện căn hồi hướng tâm
5. Phụng sự đại sự tâm
6. Thật chứng chư pháp tâm
7. Quảng hành nhẫn nhục tâm
8. Trường thời tu hành tâm
9. Tu hành mãn túc tâm
10. Linh tha nguyện mãn tâm
8. Tại cõi Nhị thiền, nói 10 nhẫn: 10 đức nhẫn của Bồ
tát.
1. Âm thanh nhẫn
2. Thuận nhẫn
3. Vô sanh pháp nhẫn
4. Như huyễn nhân
5. Như diệm nhẫn
6. Như mộng nhẫn
7. Như hưởng nhẫn
8. Như ảnh nhẫn
41
9. Như hóa nhẫn
10. Như không nhẫn
42
Đây là nhiếp thiện
pháp giới: nếu không
thì: không tác: không
tác thì không gọi là
bậc có đại nguyện,
không có đại nguyện
thì không có đại bi
tâm.
Nhiếp luật nghi
giới, những chướng
ngại do nghiệp
không thanh tịnh 3
nghiệp, trở ngại
đoạn ác, tu thiện, độ
sanh thành Phật.
Nhiêu ích hữu
tình giới.
9. Tại cõi Tam thiền, nói 10 nguyện, tức 10 đại nguyện
của Bồ tát Phổ Hiền:
1. Lễ kính chư Phật
2. Xưng tán Như Lai
3. Quảng tu cúng dường
4. Sám hối nghiệp chướng
5. Tùy hủy công đức
6. Thỉnh chuyển pháp luân
7. Thỉnh Phật trụ thế
8. Thường tùy Phật học
9. Hằng thuận chúng sanh
10. Phổ giai hồi hướng
10. Tại cõi Tứ thiền, cung Ma hê thủ la thiên vương, nói
pháp môn tâm địa, tức Bồ tát giới, mà chúng ta đang thực tập.
Tâm địa: Tâm là 30 tâm (10 trú - 10 hạnh - 10 hướng),
Địa là 10 địa như sau:
43
10 Trú: Ở Phạm võng phẩm thượng, phẩm Kiên
tín nhẫn” (Xem chú thích 6 vị tu chứng của Bồ tát, ở cuối
phần chú thích đoạn 3) gọi là 10 Phát thú tâm. 10 Trú là 10
địa vị an trú của Bồ tát (10 Phát thú tâm theo Kiên tín nhẫn);
tức Thập trú pháp môn (Kinh Phạm võng là 10 Phát thú tâm
hướng quả)
1. Sau khi đã bằng vào những phương tiện chân chính,
phát khởi được 10 tín tâm (10 tín). Bấy giờ trí tuệ tăng
trưởng, khế hợp chân lý, tin chắc nơi tự tâm mình là Phật. Do
đó, phát tâm rộng lớn tu tập để viên mãn Phật quả, gọi là
Phát tâm trú (Xả tâm).
2. Dùng cái tín tâm đã được phát sanh làm nơi nương
tựa, để diệt trừ mê hoặc, gọi là Trì địa trú (Giới tâm).
3. Tâm hiện tiền, mọi việc đều tỏ rõ, đi khắp 10 phương
làm Phật sự, không gì ngăn ngại, gọi là Tu hành trú (Nhẫn
tâm).
4. Hạnh đồng như Phật, nhân cái phần của Phật, vào
giống Như Lai, gọi là Sanh quí trú (Tấn tâm).
5. Đã vào Đạo thai, nhờ Phật chăm sóc, phương tiện
ngày càng đầy đủ, gọi là Phương tiện cụ túc trú (Định tâm).
6. Tâm tướng đồng như Phật, từ bi hóa độ chúng sanh
cũng đồng như Phật, gọi là Chánh tâm trú (Tuệ tâm).
7. Vận dụng bi trí ngày càng thêm tiến đến viên mãn vi
diệu, gọi là Bất thối trú (Nguyện tâm).
44
8. Một thời đầy đủ 10 thân, gọi là Đồng chân trú (Hộ
tâm). (10 thân: Bồ đề, Nguyện, Hóa thân, Lực thân, Trang
nghiêm thân, Uy thế thân, Ý sanh thân, Phước thân, Pháp
thân, Trí thân)
9. Ra khỏi thánh thai, chính mình là Phật tử (con Phật),
gọi là Pháp vương tử trú (Hỹ tâm).
10. Bi trí đủ, có thể được Phật ủy thác làm Phật sự, như
những vua, khi thái tử lớn lên, làm lễ quán đảnh, ủy thác cho
một phần công việc, gọi là Quán đảnh trú (Đảnh tâm).
10 Hạnh: Ở kinh Phạm võng phẩm thượng,
phần “Kiên pháp nhẫn”, gọi là 10 Trưởng dưỡng tâm. 10 vị
trước (10 trú) là tu tập các đức tướng Như Lai đã đầy đủ, đến
đấy mới phát khởi các hạnh của Bồ tát (kinh Phạm võng là
10 Trưởng dưỡng tâm hướng quả), (tức là 10 Hạnh pháp
môn).
1. Những bậc tu hành, phương tiện đầy đủ, bỏ ý riêng
theo căn cơ chúng sanh mà hóa độ, gọi là Hoan hỷ hạnh (Từ
tâm).
2. Trừ cái khổ phiền não, đem cho cái vui Bồ đề, luôn
làm lợi chúng sanh, gọi là Nhiêu ích hạnh (Bi tâm).
3. Tự giác là để giác tha, mà giác tha chính là tự giác,
tùy thời mà hóa độ, không trái căn cơ chúng sanh, gọi là Vô
sân hận hạnh (Hỷ tâm).
45
4. Tùy loại hóa thân cứu độ, 10 phương ba đời có trong
đương niệm, phát Bồ đề nguyện rộng lớn, gọi là Vô tận hạnh
(Xả tâm).
5. Nhận thức thực tánh các pháp, tùy cơ dùng mọi pháp
môn dạy bảo không lầm, gọi là Ly si loạn hạnh (Thí tâm).
6. Lúc hiện thân hóa độ, trong cái thể không sai khác
hiện ra cái sai khác, mà mỗi mỗi cái sai khác hiện ra đều là
những cái sai khác của tính thể không sai khác, gọi là Thiện
hiện hạnh (Hảo tâm).
7. Vi trần và quốc độ dung hợp, trong pháp tánh chân
không như huyễn, lớn nhỏ bình đẳng, 10 phương thế giới
hiện ra trong một vi trần mà thế giới không nhỏ đi, và vi trần
không lớn thêm, vi trần và thế giới không ngăn ngại nhau,
gọi là Vô trước hạnh (Ích tâm).
8. Các pháp đồng một pháp giới tánh, mọi nhật dụng
bình thường, đều là cảnh giới bất tư nghì, tất cả đều là đệ
nhất nghĩa Ba la mật, gọi là Tôn trọng hạnh (Đồng tâm).
9. Viên dung được như vậy là thành tựu qui tắc của 10
phương Phật, gọi là Thiện pháp hạnh (Định tâm).
10. Các hạnh đến không rời thật tướng, không sanh diệt,
không ngăn ngại, đều là tự tánh thanh tịnh tâm, gọi là Chân
thật hạnh (Tuệ tâm).
10 Hồi hướng: Khi đã viên mãn công đức 10
hạnh, khởi tâm đại bi độ sanh, chuyển 10 hạnh hướng về 3
nơi:
46
1. Chỗ sở chứng, tức hướng chân như thật tướng.
2.Chỗ sở cầu, tức hướng vô thượng Bồ đề.
3.Cảnh độ sanh, tức hướng nhất thiết chúng sanh. Lại
đem tâm năng hồi và thiện hạnh sở hồi, hướng về chúng sanh
được giải thoát. Trong Kiên tu nhẫn gọi là thập Kim cang
tâm.
1. Các bậc tu hành trí tuệ mở mang, phương tiện đầy đủ
khắp nơi hành thiện, xa lìa các vọng tưởng còn sót lại. Trong
lúc hành hóa, diệt các tướng năng độ, sở độ, tâm tưởng
hướng về tự tánh Niết bàn. Đây gọi là Cứu độ chúng sanh ly
chúng sanh tướng hồi hướng (Tín tâm).
2. Diệt trừ những cái có thể diệt trừ, xa rời tất cả các
duyên sự đáng xa rời. Đây gọi là Bất hoại hồi hướng (Niệm
tâm).
3. Bổn giác tính yên lặng, bình đẳng với giác tâm chư
Phật. Đậy gọi là Đẳng nhất thiết Phật hồi hướng (Hồi hướng
tâm).
4. Tính bổn giác được phát minh, tất cả các lý địa đều
đồng như Phật địa. Đây gọi là Chí nhất thiết xứ hồi hướng
(Đạt tâm).
5. Lý địa và bản giác, thế giới và Như Lai, cũng như căn
thân và thế giới đều viên dung vô ngại. Đây gọi là Vô tận
công đức tạng hồi hướng (Đạo tâm).
6. Trong chỗ lý trí viên dung, đồng như Phật địa, phát
huy những nhân hạnh thanh tịnh, hồi hướng đạo Niết bàn.
47
Đây gọi là Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng (Bất thối
tâm).
7. Thành tựu bình đẳng thiện căn viên chứng tự tánh
thanh tịnh, tâm thấy 10 phương chúng sanh đều đồng một
Như Lai tạng tánh, đều đã thành Phật đạo. Đây gọi là Tùy
thuận đẳng quán nhất thiết chúng sanh hồi hướng. Có nghĩa
là hồi hướng thuận theo bản lai tự tánh. Quán tất cả chúng
sanh và chư Phật đều bình đẳng không hai không khác, và tất
cả sự sống chết, những hạnh hóa độ… chỉ là những biểu hiện
như huyễn trong nhất chân pháp giới (Đại thừa tâm).
8. “Tức” tất cả các pháp “Ly” hết thảy các tướng và cả
cái “Tức” cái “Ly” đều không dính dáng. Đây gọi là Chân
như tướng hồi hướng (Vô tướng tâm).
9. Không “Tức” không “Ly” thể tánh chân như cùng
khắp mười phương, tự tại độ sanh, không gì ngăn ngại. Đây
gọi là Vô phược giải thoát hồi hướng (Tuệ tâm).
10. Trong nhất chân pháp giới, tất cả sự việc đều bình
đẳng như hư không. Đây gọi là Pháp giới vô lượng hồi
hướng (Bất hoại tâm).
Mười hồi hướng trên đây, giải theo kinh Lăng nghiêm.
Còn ở kinh Phạm võng này, 10 hồi hướng gọi là 10 hồi
hướng pháp môn. Cũng gọi là 10 Kim cang tâm hướng quả.
Đó là: Tín tâm, Niệm tâm, Hồi hướng tâm, Đạt tâm, Đạo
tâm, Bất thối tâm, Đại thừa tâm, Vô tướng tâm, Tuệ tâm, Bất
hoại tâm.
48
10 Địa:
1. Bồ tát qua thế đệ nhất địa, diệt trừ được pháp tướng
mê lầm, giác ngộ và diệt trừ cả pháp tướng phi mê phi giác
(trung đạo), thì bình đẳng với bất bình đẳng cũng đều là bình
đẳng. Bản lai tự tánh viên dung vô ngại hiện hữu hằng; chỗ
giác ngộ đã cùng tận cảnh giới chư Phật, diệt trừ được phân
biệt ngã chấp, pháp chấp, nên bắt đầu có pháp lạc, gọi là
“Hoan hỷ địa”.
2. Những tánh sai khác cùng vào trong một tánh đồng,
và tánh đồng ấy cũng diệt, gọi là “Ly cấu địa”.
3. Nội tâm thanh tịnh, trí tuệ sáng suối, gọi là “Phát
quang địa”.
4. Trí tuệ sáng suốt tột bậc, thì được giác ngộ viên mãn,
gọi là “Diệm huệ địa”.
5. Cái đồng các khác không thể đến được với hành giả.
Chân đế tục đế viên dung không hai, gọi là “Nan thắng địa”.
6. Vô vi chân như không nhiễm không tịnh, luôn luôn
hiện diện, tự tánh chân như hiện rõ, gọi là “Hiện tiền địa”.
7. Tất cả đều là chân như, không có gì không phải là
chân như, cùng tột bờ bến chân như, gọi là “Viễn hành địa”.
8. Một tâm chân như thường trụ không thay đổi, gọi là
“Bất động địa”.
9. Cái dụng của chân như hiện ra vô số thân hóa độ chúng
sanh, đầy đủ bốn trí vô ngại, gọi là “Thiện huệ địa”.
49
10. Tu tập hoàn mãn, công đức đầy đủ, bi trí viên mãn,
đủ sức che chở chúng sanh, gọi là “Pháp vân địa”.
Việt dịch đoạn 2:
Lúc bấy giờ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ khi
mới hiện thân ở thế giới Liên hoa đài tạng, vận thần
sang phương Đông, đến cung Thiên vương, để diễn
thuyết kinh “Ma thọ hóa”. Sau đó, ngài giáng sinh
cõi Nam Diêm phù đề, nước Ca tỳ la vệ. Phụ hoàng
là Tịnh Phạn và Mẫu hoàng là Ma Gia. Ngài có tên
là Tất Đạt Đa. Xuất gia tầm đạo trong thời gian bảy
năm và thành đạo năm 30 tuổi, có hiệu là Thích Ca
Mâu Ni Phật. Từ bảo tòa Kim cang hoa quang
vương, nơi Tịch diệt đạo tràng, cho đến cung Ma hê
thủ la Thiên vương, trong mười nơi ấy, đức Phật đã
tuần tự ngự đến thuyết pháp.
Lúc bấy giờ đức Phật nhân nhìn thấy rèm lưới
treo trước cung trời Đại Phạm Thiên vương mà nói
cho tất cả chúng sanh biết rằng, vô lượng thế giới
cũng giống như những mắt lưới ấy. Mỗi thế giới đều
không giống nhau, có vô lượng sai biệt, các giáo
pháp của Như Lai cũng như vậy.
Như Lai giáng sanh ở thế giới Ta bà này đã tám
ngàn lần, ngự tọa trên tòa Kim cang hoa quang
vương và từ đây đến cung trời Ma hê thủ la Thiên
50
vương, trong hội này, Như Lai đã vì tất cả đại chúng
mà khai thị tóm tắt và hoàn tất phẩm Pháp môn Tâm
Địa.
Sau đó, từ cung trời Ma hê thủ la Thiên vương,
đức Phật đến ngự tọa dưới gốc cây Bồ đề, cõi Diêm
phù đề, vì tất cả chúng sanh, hàng phàm phu tăm tối
trên quả đất này, mà nói lại giới Pháp Tâm Địa của
đức Tỳ lô xá na. Giới pháp mà từ khi mới phát tâm
xuất gia, ngài đã thường hành trì đọc tụng chỉ một
giới pháp duy nhất. Đó là giới pháp có tên gọi
“Quang minh kim cang bảo giới”. Vì vậy mà giới
pháp này cũng chính là bản nguyện tâm địa của hết
thảy chư Phật, hết thảy Bồ tát, và cũng là chủng tử
Phật tánh của hết thảy chúng sanh vậy.
Đó là mười Ba la đề mộc xoa được nói ra ở thế
giới này. Đây chính là giới pháp được nói ra trong
ba đời, đều tôn kính, cúi đầu lãnh thọ và hành trì.
Nay Như Lai sẽ vì đại chúng, nói lại phẩm giới pháp
vô tận tạng mà nguồn gốc của giới pháp này là từ tự
tánh thanh tịnh của hết thảy chúng sanh.
Chú thích
Ma thọ hóa: Đức Phật nói kinh “Hàng ma” tại
Trung A hàm, kinh số 131, trang 117 cuốn 3. Nói tại Bạc kỳ
sấu, núi Ngọc Sơn, rừng Bộ lâm, Lộc uyển.
51
Đức Phật thuyết pháp độ chúng sanh, khiến chúng sanh
tiếp nhận giáo hóa của Phật. Ở Đâu suất, không có các loài
ma quấy phá. Nhưng ở đây hàng chư thiên, tu định hỷ túc
(vui mừng tự mãn với cảnh định của mình) không chịu cầu
tiến. Đây chính là một loài ma, gọi là nội ma.
Ma: Ở Ấn Độ gọi là Mala, Hoa dịch là Sát giả, chỉ
người có khả năng sát hại tuệ mạng của chúng sanh. Phật
giáo không hề nói đến Ma, mà nói Ma thì đều mang ý nghĩa
xấu, tiêu cực, nhiễu loạn tâm trí người tu tập.
Căn cứ chư thiên mà nói, thì chúng ma muốn tất cả
chúng sanh đều là quyến thuộc của chúng. Cho nên, ai cứ yên
tâm an trụ trong ba cõi, không hề nghĩ tưởng đến phương
pháp xuất ly; thì chúng rất kính nể và sẵn sàng cung cấp mọi
thứ khoái lạc. Còn đối với ai có tâm mong cầu thoát ly tam
giới để ly khai với chúng thì chúng ma bắt đầu xuất hiện
tướng hung dữ và phá hoại không nể vì.
Hán âm là Cadila, dịch âm Ca tỳ la vệ, dịch
nghĩa là Huỳnh sắc (Kinh đô màu vàng): Tương truyền, đời
thượng cổ, có một vị tiên tóc vàng tu định ở đây. Nay chính
là Trung Thiên Trúc.Thiên Trúc có 122 nước chư hầu. Ca tỳ
la vệ ở giữa nước Ấn Độ, cũng là trung ương của Nam Thiềm
bộ châu.
Kapila: màu vàng. Vastou: kinh đô. Kapilavastou: kinh
đô màu vàng. Có nơi dịch là Diệu đức thành.
52
Mada, mahamada: dịch là Đại thuật. Đại huyễn.
Vị Bồ tát thành tựu pháp môn “Đại nguyện trí thuật giải
thoát”: Dùng như huyễn thuật, thường xuyên làm mẹ các đức
Phật. Tịnh Phạn phu nhân, cũng dịch là “Đại trí mẫu.”
Bạch Phạn, Tịnh Phạn tiếng Phạn Souddhodana
dịch là Duyệt đầu đàn. Tịnh Phạn: làm việc bố thí cúng
dường một cách trong sạch.
Tất Đạt Đa (Siddharda): Nhất thiết nghĩa thành.
Thành tựu chúng sanh. Tất Đạt Đa tên gọi là Gautama. Cồ
Đàm là tên thánh của gia tộc ngài.
Đây là nhân duyên Phật thuyết kinh Phạm võng.
Ngài nhìn thấy bức rèm lưới treo trước cung trời Đại Phạm
Thiên vương mà dạy cho hết thảy chúng sanh biết rằng, vô
lượng thế giới cũng nhiều như những mắt lưới ở bức rèm
châu ấy. Mỗi thế giới đều không giống nhau, có vô lượng sai
thù, các giáo pháp của Như Lai cũng như vậy.
Như Lai xuất hiện ở thế giới Ta bà này, không phải chỉ
mới một lần mà đã trải qua tám ngàn lần, ngự tại tòa Kim
cang hoa quang vương và từ đây đến cung Ma hê thủ la thiên
vương. Như Lai đã vì tất cả đại chúng mà khai thị Pháp môn
tâm địa.
Pháp môn tâm địa: Tâm địa tức 30 tâm và 10 địa
(xem tựa Bồ tát giới ở trên).
53
Giới pháp duy nhất. Hán dịch là “nhất giới”, tức theo
ngài Hoàng Tán gọi là “Quang minh kim cang bảo giới” là
giới thể. Còn 10 trọng, 48 khinh giới là giới tướng.
- Quang minh: Chiếu sáng khắp nơi, nghĩa là giới này
có công năng khai sáng vô minh cho chúng sanh. Dụ đại Bồ
đề (giác ngộ). Như vậy, quang minh hàm chứa nhiếp thiện
pháp giới. Đưa Bồ tát đến trí đức, tức đại Bồ đề.
- Kim cang: Tính chất cứng rắn, chỉ giới này có công
năng phá phiền não nghiệp chướng của chúng sanh. Dụ đại
Niết bàn. Như vậy Kim cang hàm chứa nhiếp luật nghi giới.
Đưa Bồ tát đến đoạn đức tức đại Niết bàn.
- Bảo là bửu, vật quí báu. Bảo vật có công năng làm kẻ
nghèo khổ, được vui sướng. Dụ đại từ bi. Như vậy, Bảo hàm
chứa Nhiêu ích hữu tình giới, đưa Bồ tát đến ân đức, tức đại
từ bi.
Như vậy Bồ tát giới gồm có 3 phần:
1. Nhiếp luật nghi: Ngăn cản các tội lỗi nơi ba nghiệp.
Có công năng đưa Bồ tát đến Đoạn đức, chứng đại Niết bàn,
thành tựu pháp thân.
2. Nhiếp thiện pháp: Những pháp lành mà Bồ tát đạo
phải có. Có công năng đưa Bồ tát đến Trí đức, chứng đại Bồ
đề, thành tựu báo thân.
3. Nhiêu ích hữu tình: Ban vui cứu khổ cho người, là
lý tưởng của Bồ tát. Có công năng đưa Bồ tát đến Ân đức,
chứng đại bi, thành tựu hóa thân.
54
Nhất giới tức là“Quang minh kim cang bảo giới”, là
thuộc giới thể, bao gồm ba phần của Bồ tát giới. Cho nên gọi
là “Quang minh kim cang bảo giới”.
Ở đây, xin giải thích thêm về 3 loại luật nghi, gọi là tam
chủng luật nghi: 1.Biệt giải thoát luật nghi, 2.Tịnh lự luật
nghi, tịnh lự sanh luật nghi, tức định cộng giới, 3.Vô lậu luật
nghi.
1. Biệt giải thoát luật nghi hay biệt giải thoát giới. Tức
Ba la đề mộc xoa luật nghi, còn gọi là Dục triền giới, có
nghĩa là giới luật còn lệ thuộc trói buộc hành giả trong cõi
dục. Đây là loại luật nghi, phải có sự tác pháp Yết ma mà
được giới thể. Có 3 loại:
- Tám trai giới của tại gia, tập sống theo hạnh xuất gia
trong một ngày một đêm.
- Mười giới của Sa di, Sa di ni, Thức xoa, Cụ túc giới
của Tỷ kheo, Tỷ kheo ni.
- Năm giới chung cho cả tại gia xuất gia (đạo tục cộng
giới).
2. Tịnh lự luật nghi hay Tịnh lự sanh luật nghi. Thuật
ngữ Phật giáo gọi là định cộng giới, hay định sanh luật nghi.
Luật nghi được phát sanh (một cách vô biểu) và tự nhiên
trong thời gian thiền định. Hành giả nhập định sơ thiền, nhị
thiền… nhờ định lực mà chứng đắc sắc giới định. Trong thời
gian hành định, thân và tâm một cách tự nhiên xa lìa hết mọi
quá thất tội ác, đồng thời, cũng một cách tự nhiên thân và
55
tâm khế hợp luật nghi. Ở đây có khả năng đình chỉ mọi quá
thất, bất thiện của dục giới. Nhưng vẫn còn bị lệ thuộc ràng
buộc ở cõi sắc, nên gọi là sắc triền giới.
Loại tịnh lự luật nghi, còn gọi là tùy tâm chuyển giới, có
nghĩa là luật nghi vô biểu, khi trong định thì nó cùng định
cộng sanh, khi xuất định thì đồng thời cộng diệt. Nói rõ hơn,
luật nghi này cùng với hữu lậu định cộng sanh, cùng hữu lậu
định cộng diệt. Cho nên gọi là định cộng giới.
3. Vô lậu luật nghi, còn gọi là Đạo sanh luật nghi. Tức
thuật ngữ Phật giáo Đạo cộng giới. Hai loại luật nghi trên,
biệt giải thoát luật nghi và tịnh lự luật nghi, là thuộc hữu lậu
luật nghi, hay hữu lậu giới, vì chưa đoạn hết phiền não. Còn
vô lậu luật nghi là do đã hết phiền não, không trở lại tam
giới. Nên gọi là vô lậu giới (luật). Chỉ những hàng thánh giả,
nhập vô lậu định, hàng kiến đạo trở lên mới chứng đắc vô lậu
luật nghi.
Như vậy, Vô lậu luật nghi là luật nghi có được là do
nhập vô lậu định. Trong thời gian nhập vô lậu định, tự nhiên
thân và tâm xa lìa hết mọi lỗi lầm mà khế hợp với luật nghi.
Vô lậu luật nghi cũng gọi là tùy tâm chuyển giới. Có
nghĩa là luật nghi tùy tâm mà chuyển. Tức luật nghi tùy tâm
vô lậu đạo cộng sanh và cộng diệt cho nên gọi là đạo cộng
giới.
Trái lại đối với Biệt giải thoát luật nghi, không luận
trạng thái của tâm như thế nào, chỉ cần không xả giới thì giới
56
thể vĩnh viễn tiếp tục. Cho nên biệt giải thoát luật nghi gọi
bất tùy tâm chuyển giới.
“Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Câu này
xuất xứ từ kinh Niết bàn. Sau câu này là câu “Phàm hữu tâm
giả, giai đương tác Phật” (Phàm những chúng sanh, có tâm
đều sẽ thành Phật). Tâm là pháp mà mỗi chúng sanh đều có
sẵn, và Phật tánh đều ẩn tàng trong tâm chúng sanh. Vì thế,
chúng hữu tình đủ tâm thức hoạt động đều sẽ thành Phật.
Phật tánh khắp tất cả pháp, không giới hạn ở bất cứ một
phương diện nào. Cho nên tất cả hoặc Ý, hoặc Thức, hoặc
Sắc, hoặc Tâm, là Tình, là Tâm không một pháp nào mà
không đi vào phạm vi của giới pháp mang tính Phật tánh.
Tâm: Tập khởi, vọng niệm hốt nhiên tập khởi. Ý: là ý
nghĩa suy tư lượng định; có đủ công năng tác dụng hằng
thẩm sát và tư lương (đệ thất nhiễm ô ý). Thức: là ý nghĩa
liễu việc, sáu thức trước đều ở trong ấy. Sắc: chỉ vật chất,
sinh mạng chúng sanh, tổ hợp 4 đại, còn Tâm, Ý, Thức là
tinh thần.
Ý, Thức, Sắc, Tâm: Ý, thức, tâm cả ba cùng một bản thể
nhất chân. Nhưng vì một niệm vọng động sai lầm không giữ
được tự tánh nên mới có ra 3.
- Ý, Thức, Tâm: ba nhưng chỉ là một, Ý và Thức là tên
riêng của Tâm. Phàm phu khởi vọng niệm gọi là Tâm (tính
tập khởi là Tâm); suy nghĩ gọi là Ý (tư duy vi Ý); phân biệt
hơn thua, hay dở gọi là Thức (phân biệt là Thức).
57
- Sắc: Sắc chất, vật chất, như nói trên là sanh mạng
chúng sanh, là tổ hợp bốn đại.
Vậy Ý, Thức, Sắc, Tâm là chỉ thân và tâm của chúng
sanh.
“Thị tình thị tâm giai nhập Phật tánh giới trung”:
“Tình” là chỉ ý thức, chính nó (thị tình, thị tâm), mới có công
năng phát minh ra được rằng, tất cả chúng sanh đều có Phật
tánh. Ngoại trừ tâm ấy tình ấy ra thì không có gì để phân biệt
được có Phật tánh khả đắc, có nghiệp chướng khả trừ.
Cho nên có thể nói, nó (thị tình, thị tâm) là Alaya thức
(vọng) và cũng chính nó, Như Lai tạng (chân).
Giới pháp vô tận tạng: Bồ tát giới được gọi là giới
pháp vô tận tạng, vì người đã thọ và trì Bồ tát giới này khi xả
thân này và thọ thân khác, nhưng giới thể Bồ tát giới vẫn tồn
tại không mất. Tồn tại cho đến khi nào vị đó thành tựu đạo
quả Vô thượng Bồ đề. Và dù vị đó sanh ở bất cứ cảnh giới
nào, loài nào thì Bồ tát giới thể nơi họ vẫn thường còn. Nó vô
tận với không gian, vô tận với thời gian và vô tận với sanh
mạng.
“Nhất thiết chúng sanh giới bản nguyên tự, tánh thanh
tịnh”. Thể tánh thanh tịnh vốn có của tất cả chúng sanh, tức
là Phật tánh. Tất cả chúng sanh đều có cội nguồn từ tự tánh
thanh tịnh ấy là Bồ tát giới.
Bồ tát giới tính là tính bình đẳng của hết thảy chúng
sanh. Do đó, nếu chúng sanh trở về với tự tánh thanh tịnh, thì
58
chúng sanh ấy là Phật, và Phật đó là bản nguyện tự tánh
thanh tịnh.
Chúng sanh nào mà tâm mình hết vọng tâm, dứt vọng
trần thì tâm đó là tâm Phật. Phật đó chính là tâm. Kinh Hoa
nghiêm:“Tâm, Phật, Chúng sanh tam vô sai biệt.”
Việt dịch đoạn 3
Nay Như Lai Lô Xá Na,
Ngự tọa trên đài hoa sen.
Trên ngàn cánh sen vây quanh,
Lại hóa hiện ngàn Thích Ca.
Mỗi cánh là trăm ức cõi,
Mỗi cõi là một Thích Ca,
Đều ngự tọa cội Bồ đề,
Mà đồng thành Đẳng Chánh giác.
Như vậy ngàn trăm ức Phật,
Lô Xá Na là bản thân,
Ngàn trăm ức Phật Thích Ca,
Đều dẫn theo vi trần chúng,
Cùng nhau đến chỗ Như Lai (Lô Xá Na),
Lắng nghe tụng Phật giới pháp.
Nghe xong, cửa Cam lồ mở,
59
Bấy giờ ngàn trăm ức Phật,
Trở về đạo tràng của mình
Ngự tọa dưới cội Bồ đề,
Tụng mười trọng, bốn tám khinh,
Giới của Bổn sư Lô Xá.
Giới sáng như vầng nhật nguyệt,
Như chuỗi ngọc châu anh lạc,
Chúng Bồ tát như vi trần,
Do giới này thành Chánh giác.
Giới, Phật Tỳ Lô đã tụng,
Như Lai cũng tụng như vậy.
Các vị Bồ tát tân học,
Phải cung kính thọ trì giới.
Đã thọ trì giới pháp rồi,
Nên truyền lại thảy chúng sanh.
Hãy lắng nghe Như Lai tụng,
Kho tàng giới của Phật pháp,
Là Ba la đề mộc xoa.
Đại chúng hãy tự tin rằng,
Các người là Phật sẽ thành,
Như Lai là Phật đã thành.
60
Khởi lòng tin chắc như vậy,
Giới pháp đã đủ vẹn toàn.
Tất cả những người có tâm
Đều nên hộ trì giới Pháp
Chúng sanh nào thọ Phật giới,
Chúng sanh đó, vào vị Phật,
Đồng hàng với bậc đại giác,
Và thật sự là con Phật.
Vậy đại chúng hãy cung kính
Và lắng nghe Như Lai tụng.
Chú thích
Đoạn trùng tụng này gồm có 46 câu, phân làm 8 chi tiết:
1. Tam Phật: Chánh báo - Y báo - Bổn và Tích.
“Ngã kim Lô xá na… Lô xá na bản thân”: Tam Phật: 1,
Lô xá na: Chánh báo; Liên hoa đài: Y báo. Chánh báo do tu
chánh giới này mà được; Y báo: nhờ giới đức chiêu cảm cảnh
giới tốt đẹp. 2, Thiên Phật. 3, Thiên bách ức Phật: Chánh
báo; Thiên hoa, Bách ức quốc, Thiên hoa đài: Y báo.
Bổn, tích:
- Lô xá na: “Bổn” tức bổn môn, chỉ bản thể, tánh.
- Thiên Phật, thiên bách ức Phật: “Tích” tức tích môn,
chỉ sự ứng hiện, hiện tượng tướng.
61
Bổn môn: Phật thân: Bản thân: 14 phẩm sau kinh Pháp
hoa.
Tích môn: Biến hóa thân: Phân thân: 14 phẩm đầu kinh
Pháp hoa.
2. Hóa thân truyền giới:“Thiên bách ức… tứ thập bát”:
Các đức Phật hóa thân tụng lại giới pháp của đức Phật bản
thân.
3. Ca ngợi công năng giới:“Giới như minh… chánh
giác”:
- Mặt trời: Phá tan bóng tối của một ngôi nhà đóng bít
muôn năm; giới có công năng trừ tội lỗi muôn kiếp.
- Mặt trăng: Làm dịu mát vạn vật; giới làm lắng dịu và
tiêu phiền não, lắng dịu thân tâm.
- Mặt trăng, trời: Có khả năng sanh trưởng vạn vật; giới
sanh trưởng thiện căn, diệt lỗi lầm.
- Ngọc anh lạc: Dùng trang sức thân thể, làm người
nghèo trở nên sang quí, người xấu trở nên đẹp đẽ, giới làm
phát sanh 37 trợ đạo, các pháp tam muội, đó là vật báu, pháp
báu của người xuất gia, trừ nghèo khổ về phước đức, trang
nghiêm pháp thân tuệ mạng.
4. Sư tư tương truyền tương tụng:“Thị Lô xá na
tụng… Ba la đề mộc xoa”: Thầy trò truyền trao cho nhau và
cùng nhau trì tụng Bồ tát giới. Lô xá na là bổn sư của đức
Thích Ca. Đức Thích Ca là bổn sư của các vị Bồ tát. Bồ tát là
62
thầy của chúng sanh. Vì vậy Phật dạy phải truyền trao và
cùng nhau tụng đọc.
- Tân học: Là tân thọ Bồ tát giới, bắt đầu nghe giới này.
- Chư chúng sanh là chỉ chung cả Đại thừa Bồ tát đến
phàm phu mới phát tâm thọ giới. Người thọ trước truyền lại
cho người sau kế tiếp để ngọn đèn chánh pháp soi sáng vô
tận.
5. Khuyên phát khởi tín tâm:“Đại chúng tâm… dĩ cụ
túc”: Tin vi đạo nguyên công đức mẫu, trưởng dưỡng nhất
thế chư thiện căn”… Vì vậy mà khuyên chúng ta tin Phật là
người đã thành, ta là Phật sẽ thành. Vì tâm địa giới chính là
tự tâm thể mà chứng đắc. Cho nên nếu tâm tin chắc, không
nghi ngờ gì việc sẽ thành Phật thì giới thể đầy đủ.
Bồ tát không đủ chánh tín thì giới thể khuy khuyết, quả
vị không thành.
6. Khuyên thọ Bồ tát giới: “Nhất thiết hữu tâm…
nhiếp Phật giới”: Đoạn này khuyên phát khởi tín tâm kiên cố
thọ Bồ tát giới, tức Bồ tát chánh giới. Bồ tát chánh giới tức
tam tụ giới:
1. Nhiếp luật nghi: Cứu cánh là thành tựu pháp thân,
đạt Niết bàn. Đây là vấn đề đình chỉ mọi tội, hễ làm là phạm,
gọi là chỉ tức trì, tác thị phạm.
2. Nhiếp thiện pháp: Không một điều thiện nào không
làm. Nếu không làm là phạm, gọi là tác tức trì, chỉ thị phạm.
Cứu cánh là thành tựu báo thân, đạt đại Bồ đề.
63
3. Nhiêu ích hữu tình: Không một chúng sanh nào
không độ, cứu cánh là thành tựu báo thân, đạt đại Từ bi.
7. Thọ ký: “Chúng sanh thọ… chư Phật tử”: Chúng
sanh nào hễ thọ Bồ tát giới là được dự vào địa vị Phật; đích
thị là con Phật, chân Phật.
8. Khuyên thỉnh: “Đại chúng giai… thính ngã tụng”:
Đây là lời dặn dò đại chúng, hãy lắng lòng nghe Phật tụng
giới. Phật đây chính là đức Thích Ca, đã đích thân thọ Bồ tát
giới và đích thân tụng Bồ tát giới.
Như vậy, để chứng minh sự tôn kính giới luật, cho nên,
chúng sanh phải lắng nghe, không lắng nghe thì vọng niệm
xâm nhập, và do đó không thâm nhập được tâm địa đại giới,
không thâm nhập giới pháp thì làm sao phục hồi được bản
nguyên tâm địa.
6 địa vị tu chứng của Bồ tát: (xem Bồ tát giới tâm địa
1, 2, 3 trang 63)
64
Việt dịch đoạn 4
Bấy giờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ lúc mới
thành đạo Chánh đẳng Chánh giác, trong khi an tọa
dưới cội Bồ Đề, việc trước hết ngài quy định về giới
Bồ tát. Ngài dạy, hiếu thuận cha mẹ Sư tăng Tam
bảo. Hiếu thuận là pháp của đạo chí thượng. Hiếu là
giới, cũng gọi là sự ngăn cấm, đình chỉ các ác. Ngay
lúc đó, từ kim khẩu Phật, phóng xuất vô số hào
quang rực rỡ. Lúc ấy có trăm vạn ức đại chúng Bồ
tát, các vị Phạm thiên trong mười tám tầng trời cõi
sắc; các vị thiên tử sáu tầng cõi dục; các vị quốc
vương của mười sáu nước đại cường đồng loạt chấp
tay thành búp sen, chí tâm nghe đức Phật tụng giới
pháp Đại thừa của tất cả chư Phật. Đức Phật dạy các
vị Bồ tát rằng, ta nay cứ mỗi nửa tháng, tự tụng giới
pháp của chư Phật. Tất cả hàng Bồ tát mới phát tâm,
cho đến các Bồ tát mười Phát thú, mười Trưởng
dưỡng, mười Kim cang, mười Địa cũng phải tụng
giới pháp ấy. Cho nên đó là hào quang của giới pháp
từ kim khẩu của đức Phật lưu xuất tuyên thuyết. Sự
lưu xuất như vậy là có lý do chứ không phải vô cớ.
Giới quang ấy không lệ thuộc màu sắc xanh, vàng,
đỏ, trắng, đen; không lệ thuộc sắc pháp hay tâm
pháp; không lệ thuộc vào các khái niệm có - không;
và cũng không lệ thuộc các pháp nhân quả. Giới
65
quang ấy chính là bổn nguyện của chư Phật, là căn
bản hành Bồ tát đạo, và cũng là cội nguồn của chúng
Phật tử. Bởi thế cho nên, đại chúng Phật tử, phải thọ
trì đọc tụng và học tập nghiêm mật giới pháp này.
Các Phật tử hãy yên lặng lắng nghe, quán chiếu
thâm sâu. Những ai thọ trì giới pháp của chư Phật,
bất luận là thiên, nhân trong mười tám tầng trời cõi
Sắc, sáu tầng trời cõi Dục, thứ dân hoàng môn, dâm
nam, dâm nữ, nô bộc, tỳ thiếp, tám bộ quỷ thần, kim
cang thần; các loài súc sanh cho đến kẻ biến hóa, hễ
ai nhận hiểu được lời truyền giới của Pháp sư, thì
đều được thọ giới, đắc giới và được gọi là sự thanh
tịnh bậc nhất.
Đức Phật dạy các Phật tử, có mười giới trọng,
nếu Bồ tát đã thọ giới mà không tụng giới này, thì
người ấy không phải là Bồ tát đích thực, không phải
là Phật tử. Chính Như Lai nay đã tụng như vậy, tất
cả Bồ tát đã học, sẽ học và đang học cũng tụng như
vậy.
Các Phật tử, Như Lai đã lược nói xong các
tướng trạng của giới Bồ tát. Vậy các Bồ tát nên học
hỏi, thực tập và đem tâm cung kính phụng trì.
Chú thích
66
Trước hết qui định về giới (Sơ kết Bồ tát giới): Bản
hoài chư Phật là làm cho chúng sanh ly khổ được lạc. Muốn
vậy trước hết phải qui định giới là để bảo vệ tam nghiệp và 6
căn. Giới có Đại thưa và Tiểu thừa.
Đại thừa giới là để trang bị cho Bồ tát, Tiểu thừa giới là
trang bị cho hàng Thanh văn.
Thanh văn giới hẹp, chưa gọi là cứu cánh, nên chưa thể
tức thời thành Phật. Bồ tát giới rộng, cùng khắp nên chúng
sanh thọ giới tức bước vào vị Phật.
Thanh văn là chúng luôn theo Phật, nên tùy từng sự việc
mà Phật chế giới. Còn Bồ tát, chỉ tu lục độ, hành hóa lợi
sanh, không thường theo Phật. Mà Ba la đề mộc xoa chính là
đầu mối của lục độ vạn hạnh. Cho nên khi mới thành đạo, bắt
đầu chuyển bánh xe pháp, trước hết ngài qui định Ba la đề
mộc xoa, cho chúng Bồ tát.
Cha mẹ Sư tăng: Cha mẹ: Là gồm cả chúng sanh, đều
đã đang và sẽ là cha mẹ nhiều đời của nhau. Cha mẹ sanh
thân ta, là thân cưu mang, sanh đẻ, nuôi dưỡng, thành người.
Sư: là bổn sư, là Hòa thượng, là cha mẹ pháp thân huệ mạng.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TINH THAT KIM LIEN.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.26/10/2018.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment