Friday, June 11, 2021
Ý nghĩa Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo.
Bộ Kinh này nói về những nền tảng căn bản nhất trong việc tu học Phật Pháp. Hay nói cách khác, tu học hết thảy Phật môn, đều lấy nội dung chính của “Thập Thiện Nghiệp Đạo” làm cơ sở.
1. Hiểu rõ nhân quả của cuộc sống
Nhân quả là quy luật của vũ trụ nhân sanh, cũng là nền tảng kiến lập Phật Pháp.
Hệ thống lý luận của Phật Pháp đều lấy nhân quả làm nền tảng. Không chỉ có Phật Pháp như vậy mà Tôn giáo, Triết học, Khoa học ở thế gian đều đề cập đến nhân quả nhưng vì thiếu trí tuệ bát nhã nên không thể nhìn nhân quả một cách thấu triệt toàn diện được.
Khi nói đến nhân quả người ta thường rất dễ liên tưởng đến quan điểm của Túc Mạng Luận như cho rằng vận mệnh đã được sắp đặt an bài, không thể thay đổi. Nhưng dưới quan điểm và cách nhìn của đạo Phật thì đó chỉ là cái nhìn phiến diện. Bởi vì nếu mọi việc đã được sắp đặt không thể thay đổi thì đã phủ nhận hoàn toàn sự nỗ lực của đời sống hiện tại, phủ nhận mọi giá trị của các việc làm trong cuộc sống hiện tại.
Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo nói về những nền tảng căn bản nhất trong việc tu học Phật Pháp. Hay nói cách khác, tu học hết thảy Phật môn, đều lấy nội dung chính của “Thập Thiện Nghiệp Đạo” làm cơ sở.
Nhân quả luận trong Phật giáo là sự kết hợp của nhân duyên tức là quá trình do nhân chiêu cảm nên quả. Chịu sự tác động của duyên như hạt giống gieo xuống đất còn phải cần đất, ánh sáng, nước… các nhân duyên thành tựu hạt giống mới có thể nảy mầm khai hoa kết quả. Từ đó thấy rằng trong cuộc sống đã trồng nhiều thiện nhân hoặc ác nhân nhưng quá trình từ các nhân đã trồng ấy chiêu cảm thành quả báo còn tùy thuộc vào sự hòa hợp của các duyên nữa.
Cho nên mạng vận tuy có nhân tố đã định nhưng vẫn có thể thông qua nỗ lực trong cuộc sống mà có sự cải biến chứ không như Túc Mạng Luận cho rằng mọi thứ đều đã được sắp đặt không có thể thay đổi. Quan điểm này có nhiều điều không ổn ví như có người đáng lẽ sẽ sống đến 80 tuổi nhưng gặp phải tác động từ nhân tố bên ngoài của cuộc sống nên trong một phút giây nào đó đã nhảy lầu tự tử khi mới có 30 tuổi như vậy có phải là do mạng vận đã sắp đặt rồi hay không? Cũng giống như một đứa trẻ, vốn sẽ khỏe mạnh trưởng thành nhưng do cha mẹ không để tâm chăm sóc, không lo ăn uống đầy đủ làm cho đứa trẻ thiếu dinh dưỡng, dẫn đến bệnh tật như vậy đều có phải do tiền định hay không? Lại như có người suy nghĩ nông nổi, nghe theo kẻ xấu làm điều phạm pháp, thế thì tội ấy cũng do tiền định sẵn sao? Nếu phải thì có chịu hình phạt của pháp luật không? Cho nên nhân quả cơ giới mà Túc Mạng Luận đề cập chỉ là một phần nào đó của vấn đề nếu lấy một điểm để đại diện cho toàn diện thì sẽ nhiều sai lầm trong kết luận.
Nho gia cũng nói đến nhân quả nhưng chủ yếu là từ hiện thực xã hội và đời sống thực tại để giải thích mà không như nguyên lý nhân quả của đạo Phật xuyên suốt ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai “Trong Luận Ngữ có nói có một vị đệ tử hỏi đến việc sau khi chết, Khổng Tử trả lời: “sanh còn chưa biết nói gì đến chết”. Cho nên khi Nho Gia nói đến vấn đề nhân quả thường chỉ đề cập đến cuộc sống trước mắt, không nói thấu triệt toàn diện được hiện tượng của sinh mạng. cũng vì như thế nên chỉ có thể đem một số vấn đề nhân quả để cho con cháu đời sau như: “tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư tàn”. Thế nào gọi là “tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh” Tức là nói do tiên tổ tích đức nên có được con cháu hiền, thiện. Còn “tích bất thiện chi gia, tất hữu dư tàn” tức là nói do cha mẹ làm nhiều điều bất nghĩa chiêu cảm đến việc sanh ra những con cháu không tốt, không có đạo đức. Điều này có đúng nhưng không hoàn toàn bởi vì trong hiện thực xã hội chúng ta có thể nhìn thấy cha mẹ là những con người đức cao vọng trọng nhưng chưa chắc gia đình đã có được con cháu “hiếu tử hiền tôn”. Ngược lại, cha mẹ là những con người có đạo đức bại hoại cũng chưa chắc con cháu lại là những con người có phẩm tính bất lương. Trong lịch sử như Ngưu Thuấn là những điển hình, Ngưu là vị minh quân hiền triết trong lịch sử, nhưng con là Đan Chu lại là người bất trung, bất nghĩa. Vua Thuấn là bậc thánh hiền lưu danh muôn thuở nhưng cha Cổ Tấu lại là người phẩm chất không tốt….. nên thấy rằng nếu chỉ dùng quan hệ huyết thống của cha mẹ để giải thích hiện tượng nhân quả thì có nhiều điều không thể sáng tỏ, vì không hiểu rõ được quy luật nhân quả của tự thân nên mới có những nhận định không vẹn toàn về luật nhân quả.
Tin rằng có thánh hiền, có phàm phu. Trong phật pháp phân sinh mạng của chúng hữu tình thành mười tầng thứ cũng gọi là thập pháp giới trong đó có bốn quả thánh và sáu quả phàm. Là Thiên, Nhân, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh gọi là lục phàm. Tứ thánh là Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn. T
Khoa học hiện đại cũng nói về nhân quả, nhiều thực nghiệm của khoa học đã ứng dụng luật nhân quả để tạo phước cho nhân loại như việc cải tạo giống lúa nước cũng chính là quá trình cải tạo từ nhân hoặc những kỹ thuật ghép giống cũng chính là những công việc điều chỉnh từ duyên, do đó mới có thể thu hoạch được những kết quả to lớn, khoa học đối với thế giới vật chất bên ngoài đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng đối với lĩnh vực tâm linh con người thì con khá sơ khai.
Con người chúng ta cái biết đối với thế giới tâm linh dường như chỉ là những giọt nước ngoài biển khơi, chúng ta có thể dùng các phương pháp của khoa học để quan sát những vì tinh tú trên bầu trời hoặc đo đạc các tầng địa chất nhưng lại hoàn toàn không thể nhìn thấu được tâm linh của mỗi con người. Chúng ta đã sớm có được những phương tiện để kiểm tra thân nhiệt nhưng lại không thể phát minh ra máy móc đo lường phiền não của nội tâm. Chúng ta sớm đã có được những máy móc y học hiện đại như máy X-Quang, hay máy CT và đầy đủ kỹ thuật để chiếu rọi và chụp cắt các bộ phận trong cơ thể nhưng hoàn toàn không thể chế ra được những dụng cụ để dò tìm các bệnh tật của tâm linh và không thể tìm ra được phiền não đang ẩn tàng nơi nào trong cơ thể mỗi con người. Chúng ta không có phương pháp để đo đạc lại càng không có được những dụng cụ để cắt trừ phiền não. Do vậy trong thời đại khoa học phát triển như hôm nay thì những phiền não và thống khổ của nội tâm con người không hề được giảm thiểu mà ngược lại càng tăng trưởng và phức tạp hơn lên.
Phật Pháp đã giải thích nguyên lý về nhân quả như thế nào? Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo là một bộ kinh giới thiệu về nhân quả thiện ác và vận mạng nhân sinh. Muốn hiểu được những nội dung mà bộ kinh đề cập trước hết chúng ta cần hiểu rõ thêm vấn đề sau:
- Tin rằng có thiện có ác, cái gì là thiện? cái gì là ác? Có thể nhiều người cho rằng cái gì có lợi cho mình chính là thiện, còn ngược lại chính là ác. Nhưng nói như vậy thì lấy gì để xác định bởi vì tiêu chuẩn và lập trường của mỗi người khác nhau nên sự xác định về thiện ác của mỗi người cũng khác nhau. Ví như với người cảnh sát kẻ trộm là người ác nhưng ngược lại trong con mắt của kẻ trộm thì cảnh sát lại không phải là người tốt. Cho nên nếu chỉ căn cứ vào lập trường của cá nhân để xác định thiện ác thì phát sinh nhiều mâu thuẫn dẫn đến sự đối lập. Đối với nội hàm cụ thể của hai khái niệm này, thì trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đã giải thích rất rõ.
- Tin rằng có nghiệp có báo, nghiệp là những hành vi tư tưởng của tự thân bao gồm: thiện, ác và vô ký ( ba loại). Một khi hành vi tạo thiện hoặc ác thì nhất định sẽ chiêu cảm nên quả báo, nếu không rõ nguyên lý này thì thường cho rằng hành vi thiện ác chỉ là trong hiện tại làm xong thì kết thúc cho nên việc xấu chỉ cần khéo che đậy trốn được vòng pháp luật, tức là mọi việc sẽ êm xuôi. Điều này đã khiến cho nhiều người khi phạm tội thì chỉ nghĩ đến việc dùng mọi phương pháp để trốn tội và chạy tội, hoặc vì không tin có nhân quả nghiệp báo, rơi vào đoản kiến nên không sợ bất cứ một điều ác nào, nhưng với quan điểm của Phật Pháp thì những hành vi thiện ác đã tạo tác đều không mất mà tất cả những hành vi đó đều lưu lại những hình ảnh trong nội tâm hoặc sẽ được biến thành những chủng tử được cất giữ trong tàng thức A Lại Gia, cho nên những hành vi đó đều sẽ trở thành những nghiệp nhân khi điều kiện thành thục sẽ tạo thành nghiệp quả. Nên người xưa có nói: “Thiện ác đáo đầu, chung hữu báo; chỉ tranh lai tảo dữ lai trì” có nghĩa là hành vi thiện tất cảm nên quả lạc, hành vi ác chiêu cảm nên quả khổ cái khác nhau chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, có thể là thọ báo trong đời sống hiện tại cũng có thể là ở vị lai hoặc nhiều đời ở vị lai. Ngoài ra những hành vi thiện ác còn đem đến những kết quả ngoại tại không đồng, ví như khi giết hại người khác đối phương sẽ nuôi tâm oán hận chờ thời cơ để báo thù nên một khi nhân duyên thành thục thì sẽ chiêu cảm nên quả báo tương ứng.
Tin rằng có nghiệp có báo, nghiệp là những hành vi tư tưởng của tự thân bao gồm: thiện, ác và vô ký ( ba loại). Một khi hành vi tạo thiện hoặc ác thì nhất định sẽ chiêu cảm nên quả báo, nếu không rõ nguyên lý này thì thường cho rằng hành vi thiện ác chỉ là trong hiện tại làm xong thì kết thúc cho nên việc xấu chỉ cần khéo che đậy trốn được vòng pháp luật, tức là mọi việc sẽ êm xuôi.
- Tin rằng có đời trước và có đời sau. Cuộc sống của con người chỉ là một thời đoạn trong một quá trình lưu chuyển của dòng sống bất tận, sinh mạng giống như một sợi dây xích gồm các vòng xích nối lại với nhau mà đời sống hiện tại chỉ là một vòng trong chuỗi dây xích ấy, nó nối tiếp với đời sống trước và liên tục với đời sống sau. Sinh mạng cũng giống như dòng nước lưu chuyển giọt trước nối tiếp giọt sau, đời sống hiện tại chỉ là một giọt nước trong dòng nước bất tận.
- Tin rằng có thánh hiền, có phàm phu. Trong phật pháp phân sinh mạng của chúng hữu tình thành mười tầng thứ cũng gọi là thập pháp giới trong đó có bốn quả thánh và sáu quả phàm. Là Thiên, Nhân, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh gọi là lục phàm. Tứ thánh là Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn. Thập pháp giới là đại diện của mười tầng thứ của sinh mạng hữu tình tuy có cao thấp nhưng không phải không có thay đổi, nghĩa là con người không phải mãi mãi là con người, súc sinh không có nghĩa mãi mãi là súc sinh, theo quan điểm của Phật giáo sinh mạng là do duyên khởi nên có thể thông qua những nỗ lực của tự thân để tiến hành việc cải tạo.
2. Thành tựu quả báo Nhân Thiên.
Phật Pháp cho rằng không có bất kỳ một việc gì ở thế gian là ngẫu nhiên mà vạn sự vạn vật đều chịu sự chi phối của định luật nhân quả, theo định luật này mà tồn tại hoặc biến mất. có người cho rằng trúng vé số không phải là ngẫu nhiên hay sao? Nhìn bề ngoài thì nó như là việc ngẫu nhiên phát sinh, kỳ thực chúng ta không nhìn thấy hết được những nhân tố đằng sau sự ngẫu nhiên đó, không nhìn thấy được toàn bộ nhân duyên phát triển của sự vật bằng quan điểm của phật giáo trúng số cũng phải là sự tương ứng của phước báo mới có thể có được bởi vì nếu không trồng những nhân duyên tốt thì không gặp được phước báo tốt. Từ trong Phật Pháp mà nói bất luận là thành Phật hay sinh vào cõi trời hoặc làm người, cho đến đọa lạc làm súc sinh, ngạ quỷ đều do nhân duyên tương ứng tác thành. Phật giáo cho rằng: “ không có thiên sanh Di Lặc, cũng chẳng có tự nhiên Thích Ca” điều này cho chúng ta biết Bồ Tát Di Lặc không do trời sinh như vậy, Thích Ca Mâu Ni cũng không phải tự nhiên mà thành tựu. Trong kinh Bổn Sinh của đức Phật đã ghi rõ đức Phật Thích Ca đã trồng rất nhiều nhân duyên, trải qua nhiều kiếp tu hành khổ hạnh mới thành tựu nên đạo quả. Con người cũng vậy do nhân duyên nghiệp báo chiêu cảm, khi sinh ra làm người cũng sinh vào những nơi chốn khác nhau tùy theo y báo chánh báo của mỗi người.
Sinh ra làm người cũng do nhân duyên, nghiệp lực bất đồng tạo nên chủng tộc, xuất thân, tướng mạo, tính tình….các loại sai biệt. Có người sự sự như ý, một đời bình an, có người thì ngược lại nhiều tai nạn cuộc sống khốn khó. Trong xã hội những trường hợp như vậy rất nhiều. Trong một cơ quan, tổ chức, đoàn thể người lãnh đạo chưa chắc đức hạnh đã hơn hẳn cấp dưới, trong một thành phố những người sống ở tầng lớp thấp nhiều khi năng lực lại hơn hẳn người khác. Nếu không hiểu rõ nhân quả sẽ rất dễ phát sinh tâm thái “oán trời trách đất”, oán hận ông trời bất công, oán hờn mạng vận vô lý, đánh mất ý chí của bản thân, mất đi niềm tin vào cuộc sống. Nếu hiểu rõ quy luật nhân quả chúng ta hiểu rõ được rằng mạng vận là do nghiệp lực bất đồng từ đời trước tạo nên. “các hữu nhân duyên tiện mộ nhân”. Một mặt không quá “tiện mộ tha nhân” mặt khác cũng đừng quá tự ti về mình bởi vì mạng vận có thể cải tạo được, quyết định là nơi chính mình. Hôm nay có thể là bậc quý nhân nhưng ngày mai cũng có thể sẽ là kẻ tội nhân. Hôm nay là kẻ ăn mày nhưng ngày sau lại trở thành phú ông. Trong thế gian biến đổi vô thường này tất cả vinh hiển và gian nan, tất cả thuận cảnh và nghịch duyên theo thời gian đều có thể hoán đổi. Chỉ cần chúng ta hiểu rõ thấu triệt nguyên lý nhân quả thì sẽ hiểu được cách thức để thết kế mạng vận như thế nào, cải tạo nhân sanh ra làm sao?
Tâm tham dẫn đến chiến tranh để chiếm hữu đất đai, lợi ích của người khác. Trong thời kỳ hòa bình tâm tham cũng dẫn đến hiện tượng “mưu tài hại mạng” đến bạn bè, người thân cũng vì tài lợi mà mưu hại lẫn nhau. Tâm tham cũng dẫn đến hành vi trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ. Vì tham tiền hám bạc mà giết người cướp của, chiếm đoạt tài sản của người khác, vì tham dục mà có hành vi ngoại tình. Vì tham mà lừa người, vì hám lợi mà nói dối, vì lừa tình mà nói dối, cho đến mua bán trẻ em, mua bán ma túy, trốn thuế buôn lậu, sản xuất mua bán hàng giả, các hành vi bất ổn xã hội đều từ tâm tham mà ra.
Nếu muốn kiếp sau tiếp tục làm người hay sanh thiên thì phải biết tu tập ngũ giới, thập thiện. Nội dung của ngũ giới, thập thiện là đồng nhất. Chia thành bất sát sanh, bất thâu đạo, bất tà dâm, bất vọng ngữ. Hòa thượng Thánh Nghiêm trong “Giới luật học cương yếu” ví ngũ giới như là cuốn hộ chiếu để đến cõi trời, cõi người. Có hộ chiếu chúng ta mới có thể đi đến nước khác được, mới có thể đi lại ở các nơi trên thế giới không bị trở ngại . Cũng vậy chúng ta phải thọ trì ngũ giới mới có thể bước lên con đường nhân thiên để sinh lên cõi trời hay tiếp tục làm người.
Đối với người học Phật, nhân đạo rất quan trọng. Trong lục đạo, thiên đạo phước báo lớn nhất như ở cõi trời Dục giới hoàn cảnh tốt đẹp, hưởng lạc vô cùng, không hề có bất cứ nạn tai nào, cảnh giới cõi trời sắc giới thì chúng sanh an hưởng niềm vui thiền định sự hưởng thụ còn hơn cả cõi trời Dục giới. Nhưng Phật Giáo không lấy thiên đường làm đích đến, không lấy việc sanh thiên làm cứu cánh. Đây là điểm đặc sắc khác biệt giữa Phật Giáo và các tôn giáo khác. Các tôn giáo khác đa phần đều lấy Thiên Đàng làm nơi chốn hướng về lý tưởng nhất, lấy sanh thiên làm mục đích của nhân sanh. Nhưng Phật Giáo cho rằng từ góc cạnh thông đạt chân lý và góc độ thành tựu giải thoát mà nhìn thì nhân gian mới là nơi chốn quý nhất “nhơn vị tới thắng cố” vì sao? Bởi vì thiên giới quá nhiều điều tốt làm cho thiên nhân vì say đắm hưởng lạc mà quên đi các điều khác. “Bất tri cư an tư nguy”, không biết phát tâm tu hành, huống gì thiên giới không phải là nơi lưu trú vĩnh viễn, một khi thiên phước hưởng tận thì vẫn phải đọa lạc.
Còn thế giới Ta Bà nơi chúng ta đang sống tuy nhiều “Thiên tai nhân họa” nhưng do vậy mà kích phát được nguyện vọng “Ly khổ đắc lạc” của chúng ta, từ đó mà tích cực cải thiện hoàn cảnh, cải tạo phẩm chất sinh mạng.
Văn minh mấy nghìn năm của nhân loại cũng do nghiên cứu nhận thức, cải tạo thế giới mà nên. Trong quá trình nghiên cứu bền bỉ không ngừng nghỉ mới có thể phát hiện chân lý, tìm ra con đường giải thoát. Cho nên Đức Thích Ca tu hành ở nhân gian mà chứng quả, không chỉ Đức Phật Thích Ca như vậy, Chư Phật Thế Tôn cũng xuất hiện ở thế gian, không ai thành Phật ở trên trời. Từ ý nghĩa đó thấy rằng nhân đạo là nơi quan trọng, nơi mấu chốt trong lục đạo.
Chúng sanh lưu chuyển trong lục đạo bất luận là sanh thiên hay đọa lạc đều lấy cõi người làm trạm trung chuyển, mấu chốt là phải biết giữ gìn thân mạng, dùng thân mạng có được này để tinh tấn tu tập phục vụ cho công cuộc cải thiện sinh mạng ở tương lai. Thọ giữ ngũ giới thập thiện là tiền đề quan trọng để thành tựu quả báo nhân thiên, cũng là quy phạm căn bản để hoàn thiện nhân cách, chỉ có nghiêm mật, phụng hành thì đời sau mới đủ tư cách ở cõi người, tiếp tục tu hành tiến đến con đường thành Phật, bằng không sẽ đánh mất cơ hội làm người. Cũng như đã thi đậu vào học viện có đủ tư cách làm học tăng rồi nhưng nếu vi phạm thanh quy, quy chế của nhà trường thì sẽ phải bị đuổi học. Có thể nói tuân thủ ngũ giới, thập thiện là điều kiện bảo đảm cho chúng ta tiếp tục được làm người vậy.
3. An Định Xã Hội
Từ cổ chí kim, xã hội của con người chúng ta luôn trong trạng thái động loạn, điều phá hoại sự an định xã hội to lớn nhất đó là chiến tranh. Lật giở trang sử của nhân loại có thể nói là cả một bộ sử chiến tranh. Nhìn vào lịch sử Trung Quốc từ Xuân Thu Chiến Quốc, đến Hán Sở tranh hùng, Tam Quốc đến Tây Tấn, Đông Tấn, Thập Lục Quốc, Nam Bắc Triều, Tùy Đường, Tống, Liêu, Tây Hạ, Kim, Nguyên, Minh, Thanh mỗi lần thay đổi triều chính đều là các cuộc chiến tranh. Không chỉ Trung Quốc mà lịch sử các nước thế giới đều như vậy. Cho đến ngày nay, chiến tranh, xung đột vẫn không ngừng xảy ra trong khắp nơi trên thế giới, dù là “thái bình thịnh trị” thì án mạng vẫn cứ xảy ra trong đời sống hàng ngày, có thể đạt được cuộc sống “tối không đóng cửa, đường không sợ rớt mất đồ quý” hay không? Cho nên nói tuyệt đối an ninh trong một phạm vi to lớn là điều không thể có được.
Nếu chúng ta lấy tâm Bồ Đề và kiến địa Bồ Tát để tu tập thì ngũ giới, thập thiện cũng có thể thành tựu tư lương của Bồ Tát đạo, trở thành tư lương của vô thượng Phật quả.
Xã hội con người đã tồn tại nhân tố nào làm cho xã hội bất an như vậy? tựu trung đều từ sát, đạo, dâm, vọng mà ra. Sát bao gồm chiến tranh, bạo lực và đồ sát chúng sanh. Giết người, phóng hỏa đều là sát, giết lợn, giết dê cũng là sát sanh. Đạo không chỉ là trộm cướp, khoét vách, đào tường tất cả hành vi lấy của người khác làm của mình…đều là trộm cắp. Dâm gồm tà hạnh, hành vi bất chính. Vọng gồm những ngôn từ lừa dối để hại người lợi mình. Tất cả mọi hành vi phạm tội đều từ bốn điều trên mà ra. Còn sát, đạo, dâm, vọng từ đâu mà ra? Có người cho đó là từ vấn đề giáo dục, vấn đề đạo đức của dân chúng, vấn đề chế độ xã hội. Đương nhiên cũng có một phần từ các vấn đề đó mà ra nhưng đó không phải là điều căn bản, vấn đề căn nguyên là từ nơi nhân tâm. Nội tâm tham, sân, si, phiền não còn chưa được giải quyết thì xã hội con người khó thực hiện được sự hài hòa và an định.
Tâm tham dẫn đến chiến tranh để chiếm hữu đất đai, lợi ích của người khác. Trong thời kỳ hòa bình tâm tham cũng dẫn đến hiện tượng “mưu tài hại mạng” đến bạn bè, người thân cũng vì tài lợi mà mưu hại lẫn nhau. Tâm tham cũng dẫn đến hành vi trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ. Vì tham tiền hám bạc mà giết người cướp của, chiếm đoạt tài sản của người khác, vì tham dục mà có hành vi ngoại tình. Vì tham mà lừa người, vì hám lợi mà nói dối, vì lừa tình mà nói dối, cho đến mua bán trẻ em, mua bán ma túy, trốn thuế buôn lậu, sản xuất mua bán hàng giả, các hành vi bất ổn xã hội đều từ tâm tham mà ra.
Cũng như tâm tham, tâm sân cũng làm khởi phát hành vi sát, đạo, dâm, vọng. Các cuộc chiến tranh từ xưa đến nay không ít cũng từ tâm sân phát khởi. Bởi vì nhiều đời kết trái oán thù nên oan oan tương báo, “thế bất lưỡng lập” nên sinh ra xung đột và bạo lực giữa người với người. Cũng vì sân hận mà đánh mất lý trí, vác dao chém tới, quyết tranh sống chết, ngoài ra vì tâm sân mà dẫn tới khởi nghiệp trộm cắp, vì sanh tâm đố kỵ trước thành tựu sự nghiệp của người mà rắp tâm chiếm đoạt hoặc vì sân hận mà sanh tâm tà hạnh như theo đuổi không được thì tìm cách bức hại. Cũng do tâm sân mà sanh vọng ngữ vì không thích họ nên che dấu sự thật, bịa điều để gây sự cản trở cho người.
Cho đến ngu si còn gọi là vô minh đều là căn nguyên của mọi vấn đề. Vì vô minh mà sanh tham giận phát sinh vô số phiền não. Phật Giáo gọi tham sân si là tam độc, là ba gốc họa to lớn làm nguy hại đến sự an định xã hội và đời sống tâm linh của nhân loại. Tham, sân, si tồn tại ngày nào thì xã hội không an lạc ngày ấy. Nên muốn cải thiện đạo đức xã hội phải bắt tay từ việc cải thiện nhân tâm. Đó cũng chính là điều Nho gia đã nói “Chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” “Lễ Ký Đại Học” nói: “Cổ chi dục minh, minh đức ư thiên hạ giả. Tiên trị quốc; dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia, dục tề kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân, dục tu kỳ gia giả, tiên chánh kỳ Tâm” cho thấy căn bản của việc cải tạo thế giới đều phải từ việc hoàn thiện cá thể mỗi người, với việc hoàn thiện tâm phải bắt đầu từ tâm hạnh thì mới có thể tiến hành cải tạo mạng vận một cách triệt để, mới có thể nói đến tạo phúc xã hội, lợi ích đại chúng.
Kinh Phật ghi chép Chuyển Luân Thánh Vương bậc hiền minh nhất ở thế gian khi chấp chính đều lấy thập thiện để trị vì quốc gia, làm cho nhân dân an trụ trong thập thiện đạo mới có thể làm cho thiên hạ thái bình hài hòa, nhân dân an cư lạc nghiệp. Kỳ thật, bất luận ở thời đại nào, bất luận ở hoàn cảnh nào chỉ cần có một người biết tu tập ngũ giới thập thiện thì xã hội thêm được một nhân tố an định, có hai người tu ngũ giới thập thiện thì xã hội có hai nhân tố an định, càng nhiều người tu ngũ giới thập thiện thì xã hội càng nhiều nhân tố an định. Nếu người người biết tu ngũ giới thập thiện thì thế giới này là Nhân Gian Tịnh Độ, là Thế Giới Cực Lạc.
Bất luận tu tập pháp môn gì điều đầu tiên là nơi sự phát tâm. Do phát tâm mà quyết định địa vị trong tam thừa Phật pháp của các pháp môn tu tập. Từ ý nghĩa này mà thấy rằng tuy ngũ giới thập thiện là nội dung tu tập của Nhân thiên thừa nhưng nếu chúng ta dùng tâm xuất ly, dùng kiến địa của Thanh Văn thừa để tu tập thì ngũ giới, thập thiện vẫn có thể thành tựu nên tư lương của đạo giải thoát.
4. Cơ sở tam thừa Phật pháp
Từ học Phật đến thành Phật chủ yếu gồm ba thừa: Nhân Thiên thừa, Thanh Văn thừa, Bồ Tát thừa, cũng gọi là ngũ thừa gồm: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa. Thừa có nghĩa là chuyển tải khiến cho hành nhân đạt đến quả địa, chúng ta học Phật thông qua việc tu tập các pháp môn tương ứng từ bờ sanh tử đến bờ Niết Bàn cuối cùng thành tựu Phật quả. Muốn được tiếp tục làm người hay sanh thiên thì phụng hành pháp môn Nhân Thiên thừa. Muốn giải thoát phiền não thành tựu A La Hán quả phải phụng hành pháp môn giải thoát đạo. Muốn thành tựu vô thượng Bồ Đề, phổ độ chúng sinh, phải phụng hành pháp môn Bồ Tát thừa. Học Phật cũng vậy đều phải bắt đầu từ ngũ giới thập thiện chỉ có hoàn bị đức hạnh nhân thiên mới đủ tư cách để bước lên một tầng thang mới. Đây cũng là điều cơ bản nhất của việc tu học Phật Pháp. Điều đáng tiếc là nhiều người học Phật đã không chú trọng đến việc này. Đọc thấy kinh điển Đại thừa phê phán hành giả Thanh Văn, không hiểu rõ là Đức Phật đối tánh nói pháp mà xem thường Thanh Văn thừa, khởi tâm khinh mạn, nói đến nhân thiên thừa càng sinh tâm khinh miệt, kết quả sẽ ra sao? Không có cơ sở nền tảng của Nhân Thiên thừa, Thanh Văn thừa các pháp môn thậm thâm đại thừa cũng sẽ là lầu các trong hư không, chỉ có thể nhìn mà không thể đến được.
Có nhiều người học Phật tự cho mình ở trình dộ cao chỉ đọc các kinh Đại thừa Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm. Nhưng trong đời sống hàng ngày lại không ứng dụng chút nào. Khi khởi phiền não thì vẫn cứ là phiền não. Khi đau khổ cũng vẫn đau khổ. Những kinh điển đọc qua cũng chỉ là đánh trận trên giấy chẳng có được chút ít tác dụng gì. Nguyên do vì sao? Cũng đều do chúng ta bỏ qua những điều căn bản nhất trong việc học Phật. chưa trải qua quá trình tu tập trọn vẹn Nhân Thiên thừa, Thanh Văn thừa, chúng ta sẽ không hiểu được cách thức đem những điều giáo lý áp dụng triệt để vào trong tâm hạnh, không biết làm sao để từng bước phát triển tâm ly dục, phát khởi Bồ Đề tâm nếu không có những tâm hạnh cơ sở ấy thì dù có học pháp môn to lớn hơn nữa cũng không có tác dụng gì.
Bất luận tu tập pháp môn gì điều đầu tiên là nơi sự phát tâm. Do phát tâm mà quyết định địa vị trong tam thừa Phật pháp của các pháp môn tu tập. Từ ý nghĩa này mà thấy rằng tuy ngũ giới thập thiện là nội dung tu tập của Nhân thiên thừa nhưng nếu chúng ta dùng tâm xuất ly, dùng kiến địa của Thanh Văn thừa để tu tập thì ngũ giới, thập thiện vẫn có thể thành tựu nên tư lương của đạo giải thoát. Nếu chúng ta lấy tâm Bồ Đề và kiến địa Bồ Tát để tu tập thì ngũ giới, thập thiện cũng có thể thành tựu tư lương của Bồ Tát đạo, trở thành tư lương của vô thượng Phật quả.
Nhiều người tu Tịnh Độ lập luận rằng chỉ cần niệm một câu A Di Đà Phật là đủ không chú trọng đến việc Văn Tư kinh điển Đại thừa, thậm chí cho rằng văn tư kinh điển đối lập với niệm Phật, sẽ ảnh hưởng đến một pháp chuyên nhất. Đối với những Phật tử tuổi cao không có năng lực và không đủ thời gian học hỏi giáo lý nếu có thể tín tâm cụ túc, tinh tấn niệm Phật là điều rất đáng tán thán.
Trong thực tế nhiều người học pháp đại thừa nhưng lại phát tâm tiểu thừa tìm cầu an lạc cá nhân, chưa từng phát tâm xuất ly, đây là hiện tượng rất phổ biến hiện nay của con người học Phật cũng là điều làm cho nhiều người trong tu tập không có sự tương ứng, là chướng ngại chủ yếu làm cho sự tu tập không có tiến bộ muốn xoay chuyển vấn đề này cần phải bắt tay vào việc phụng hành ngũ giới thập thiện, trên cơ sở này mà phát tâm xuất ly, tâm Bồ Đề. Nên có thể thấy rằng ngũ giới, thập thiện tuy rất phổ thông nhưng là nền tảng căn bản không thể xem nhẹ trong quá trình tu học Phật Pháp.
5. Tư lương của vãng sinh Tịnh Độ
Từ đời Đường, đời Tống cho đến nay pháp môn Di Đà Tịnh Độ phát triển trong Phật Giáo Hán truyền, đặc biệt trong những năm gần đây pháp môn này càng thịnh hành hơn trong các nước theo Phật Giáo Hán truyền Bắc tông. Đối với việc tu tập pháp môn Tịnh Độ có những điểm cần đề cập sau.
Một là: Nhiều người tu Tịnh Độ lập luận rằng chỉ cần niệm một câu A Di Đà Phật là đủ không chú trọng đến việc Văn Tư kinh điển Đại thừa, thậm chí cho rằng văn tư kinh điển đối lập với niệm Phật, sẽ ảnh hưởng đến một pháp chuyên nhất. Đối với những Phật tử tuổi cao không có năng lực và không đủ thời gian học hỏi giáo lý nếu có thể tín tâm cụ túc, tinh tấn niệm Phật là điều rất đáng tán thán. Nhưng nếu đem nhận định này truyền đạt cho tất cả những người học Phật thì không thích hợp. Nếu tất cả đệ tử Phật đều đem “Tam tạng 12 bộ kinh” dành cho người khác ngộ thì việc hoằng dương Phật pháp sẽ gặp ảnh hưởng lớn thậm chí là sẽ thụt lùi.
Thật ra pháp môn Tịnh Độ cũng rất chú trọng kinh giáo. Kinh Quán Vô Lượng Thọ trong Tịnh Độ Ngũ Kinh Đức Phật đã dạy “Người muốn sinh vào nước này phải tu tam phước. Một là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu tập thiện nghiệp. Hai là thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, không phạm uy nghi. Ba là phát Bồ Đề Tâm, thâm tín nhân quả, đọc tụng Đại thừa, khuyến tấn hành giả. Ba việc như vậy, gọi là tịnh nghiệp. Ở điểm thứ ba “ đọc tụng Đại thừa” là tịnh nghiệp phải tu.
Hai là: Một số người niệm Phật cầu sự vãng sinh cho cá nhân không quan tâm đến xã hội, không yêu thương chúng sinh nếu phát tâm tu hành như vậy thì dù có vãng sinh cũng chỉ ở hạ phẩm. Như trước đã đề cập trong ba tịnh nghiệp phát Bồ Đề tâm cũng là một tịnh nghiệp. chính vì như vậy nên “ Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm” là kinh lấy phát Bồ Đề tâm làm hạt nhân cũng được liệt trong “ Tịnh Độ ngũ kinh” “Hạnh Nguyện Phẩm” là kinh ai cũng biết, cũng là kinh quan trọng dạy người học Phật làm sao tu tập phát Bồ Đề tâm. Người tu pháp môn Tịnh Độ nếu có thể nhất tâm cầu sinh Tịnh Độ đem tâm lượng mở rộng như ngài Phổ Hiền Bồ Tát đến tận hư không biến pháp giới chúng sinh không phải chỉ vì an lạc của cá nhân mà niệm Phật càng phải vì phổ độ chúng sinh mà niệm Phật, còn vì sau khi thành tựu hồi nhập Ta Bà cứu độ chúng sinh mà niệm Phật. Nên việc phát tâm đó sẽ tạo nên sức mạnh rất lớn, đến khi lâm chung sẽ đưa chúng ta đến thẳng Phật quốc. Như trong “Hạnh Nguyện Phẩm” đã nói: “Duy thứ nguyện vương, bất tương xả ly, ư nhất thiết thời, dẫn đạo kỳ tiền, nhất sát na trung, tức đắc vãng sanh Cực Lạc Thế Giới”. Không những như vậy mà càng có thể “mông Phật thọ ký, đắc thọ ký dĩ, kinh ư vô số bá thiên vạn ức nha do tha kiếp, phổ ư thập phương bất khả thuyết thế giới, dĩ trí tuệ lực, kỳ chúng sanh tâm nhi vi lợi ích”. Phát tâm lớn bao nhiêu thành tựu trong tương lai sẽ lớn bấy nhiêu.
Trong kinh A Di Đà, Đức Phật đã nói rõ với chúng ta “không thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về nước đó” chính là nói chỉ có đầy đủ phước đức và thiện căn tương ứng mới có đủ tư cách sanh về Tây Phương, được cùng các bậc thiện nhơn hội tụ một chỗ. Bằng nếu không đầy đủ tố chất sanh mạng tốt đẹp thì cũng khó mà niệm tốt được một câu “A Di Đà Phật”.
Ba là: Một số chỉ chú trọng đến thời khóa niệm Phật cho rằng niệm tụng, lễ lạy mới là công phu mà xem nhẹ việc tu hành trong đời sống hàng ngày, xem nhẹ việc điều chỉnh tâm hạnh bên trong cũng như cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ.
Chúng ta đã biết pháp môn Tịnh Độ chú trọng tác dụng của tín cao hơn các tông phái khác, nhưng không phải coi tín là duy nhất. Còn cần phải cùng thành tựu cả nguyện và hạnh. Bởi vì tu hành là sự cải tạo chỉnh thể của cả sinh mệnh mà không phải là chỉ trong thời khóa mấy tiếng đồng hồ. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật đã nói rõ với chúng ta “không thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về nước đó” chính là nói chỉ có đầy đủ phước đức và thiện căn tương ứng mới có đủ tư cách sanh về Tây Phương, được cùng các bậc thiện nhơn hội tụ một chỗ. Bằng nếu không đầy đủ tố chất sanh mạng tốt đẹp thì cũng khó mà niệm tốt được một câu “A Di Đà Phật”.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TINH THAT KIM LIEN.THICH NU CHAN TANH.AUSTRALIA,SYDNEY.12/6/2021.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment